Thời điểm người Tây Ban Nha đặt chân đến Peru vào khoảng đầu thế kỷ 16, bộ tộc Chachapoya hầu như đã bị Đế chế Inca hùng mạnh chinh phục hoàn toàn. Họ bị sát nhập và bị ép buộc phải tuân theo những truyền thống văn hóa của người Inca."Những chiến binh của mây", như cách mà người Chachapoya tự gọi bản thân mình đã chiến đấu quyết liệt nhưng không thể chống lại được cuộc xâm lăng của những người láng giềng đang ở thời kỳ đỉnh cao của sức mạnh và tham vọng. Kể từ đó, những nét văn hóa truyền thống rất riêng biệt của bộ tộc Chachapoya cũng dần dần mai một và lãng quên. Tuy nhiên, mặc dù bị đàn áp và khống chế hầu như về mọi mặt, người Chachapoya vẫn còn giữ lại được truyền thống thiêng liêng nhất của mình, đó chính là những chiếc quách bằng đất sét họ đã dùng chôn cất tổ tiên và người thân qua nhiều thế hệ. Cách thành phố Chachapoyas, được gọi theo tên cổ từ thời đại của đế chế Inca 30 dặm là khu vực thung lũng Utcubamba hoang vu và hiểm trở. Năm 1928, một trận động đất tương đối lớn đã vô tình làm phát lộ những bí mật ẩn chứa nơi đây trong suốt 600 năm.
Sau cơn động đất, người dân địa phương phát hiện một hiện vật kỳ lạ rơi xuống từ lưng chừng vách núi. Đó là dường như là một bức tượng đàn ông cao hơn 2m được làm từ đất sét. Bức tượng có gương mặt hiền lành với chiếc cằm nhô. Các nhà khảo cổ đã cực kỳ vui mừng khi nhìn thấy hiện vật kỳ lạ vừa được phát hiện. Họ cho rằng đây chính là một purunmachu, tên gọi những chiếc quách mai táng người chết của bộ tộc Chachapoya. Chúng cực kỳ hiếm vì hầu hết đã bị người Inca hủy hoại.
Một thời gian ngắn sau cơn động đất, các nhà khoa học đã tiến hành một cuộc tìm kiếm quy mô tại khe núi nơi chiếc quách purunmachu kỳ lạ đột nhiên phát lộ, và họ đã tìm ra thêm bảy chiếc quách khác đã "ngủ quên" nhiều thế kỷ nơi đây. Những chiếc quách purunmachu hiếm hoi còn sót lại này đã được người Chachapoya đặt cẩn thận tại một vị trí gần như không thể tiếp cận được giữa lưng chừng vách núi. Đó có khả năng đã từng là một hang động kín đáo trước khi bị phát lộ do sạt lở.
Có lẽ chính nhờ được mai táng tại một địa điểm kín đáo và hiểm trở như vậy mà những chiếc quách này không phải chung số phận bị người Inca phá hủy như nơi khác.
Như vậy, những tác phẩm bằng đất sét này đã tồn tại trên 600 năm. Thế nhưng điều đáng ngạc nhiên là chúng vẫn còn giữ lại được khá nhiều chi tiết tạo hình có giá trị. Người ta vẫn có thể nhận ra lớp sơn nền màu trắng, các họa tiết màu đỏ và vàng.
Một số bức tượng còn được trang trí với các họa tiết miêu tả chiếc áo dài có gắn lông chim, điều đó cho thấy người được táng bên trong là nam giới và rất có thể là người có địa vị quan trọng trong bộ lạc.
Vài chiếc quách thậm chí còn được "trang trí" bằng một chiếc sọ người được đặt trên đỉnh đầu. Nguyên nhân hay mục đích của vật trang trí rùng rợn này hiện vẫn còn là điều bí ẩn. Những chiếc quách purunmachus khác cũng đã được tìm thấy trên một vách đá khác tại khu vực Aya-chaqui gần đó. Chúng mang khá nhiều đặc điểm khác biệt so với nhóm được tìm thấy tại thung lũng Utcubamba, mặc dù đều là sản phẩm của nền văn hóa Chachapoy.
Điều này có thể cho thấy rằng việc mai táng người chết trong những chiếc quách hình người purunmachus đã được người Chachapoya tiến hành phổ biến trong hàng nhiều thế kỷ, xuyên suốt lịch sử tồn tại của của họ. Các nhà khoa học đã cố gắng tái hiện lại quá trình mai táng kỳ lạ này theo cách mà những người Chachapoya từng thực hiện. Đầu tiên, xác của người đã khuất được đặt ngồi vào trong hang đá, tại đúng vị trí mà chiếc quách sẽ được đắp. Sau đó, người ta dùng một lớp đất sét bao bọc lấy toàn bộ thi thể, như là một lớp "vải liệm" tự nhiên. Tiếp theo là việc tạo hình cho chiếc quách bằng cách đắp những lớp hỗn hợp bùn và rơm trộn nhuyễn.
Cuối cùng, sau khi tất cả đã khô người ta mới bắt đầu tiến hành trang trí cho chiếc quách bằng lớp sơn màu trắng cùng với những họa tiết màu đỏ hoặc vàng, bao gồm cả những chi tiết trên khuôn mặt, quần áo và thậm chí là cả những đồ trang sức như vòng.
Sự tồn tại của bộ tộc Chachapoya đã bị xóa sổ hoàn toàn chỉ trong vòng một thế kỷ sau khi người Tây Ban Nha xuất hiện. Rất có thể dòng máu của người Chachapoya hiện vẫn còn trong di truyền của người dân Peru bản địa, tuy nhiên nền văn hóa từng phát triển trong nhiều thế kỷ của họ thì chắc chắn đã vĩnh viễn mất đi.
Và những chiếc quách hình nhân purunmachus này, những hiện vật đã vô cùng may mắn thoát khỏi sự hủy hoại của người Inca xa xưa và những tay trộm mộ sau này, trở thành đại diện hiếm hoi còn sót lại của cả một nền văn hóa.
Thời điểm người Tây Ban Nha đặt chân đến Peru vào khoảng đầu thế kỷ 16, bộ tộc Chachapoya hầu như đã bị Đế chế Inca hùng mạnh chinh phục hoàn toàn. Họ bị sát nhập và bị ép buộc phải tuân theo những truyền thống văn hóa của người Inca.
"Những chiến binh của mây", như cách mà người Chachapoya tự gọi bản thân mình đã chiến đấu quyết liệt nhưng không thể chống lại được cuộc xâm lăng của những người láng giềng đang ở thời kỳ đỉnh cao của sức mạnh và tham vọng.
Kể từ đó, những nét văn hóa truyền thống rất riêng biệt của bộ tộc Chachapoya cũng dần dần mai một và lãng quên.
Tuy nhiên, mặc dù bị đàn áp và khống chế hầu như về mọi mặt, người Chachapoya vẫn còn giữ lại được truyền thống thiêng liêng nhất của mình, đó chính là những chiếc quách bằng đất sét họ đã dùng chôn cất tổ tiên và người thân qua nhiều thế hệ.
Cách thành phố Chachapoyas, được gọi theo tên cổ từ thời đại của đế chế Inca 30 dặm là khu vực thung lũng Utcubamba hoang vu và hiểm trở. Năm 1928, một trận động đất tương đối lớn đã vô tình làm phát lộ những bí mật ẩn chứa nơi đây trong suốt 600 năm.
Sau cơn động đất, người dân địa phương phát hiện một hiện vật kỳ lạ rơi xuống từ lưng chừng vách núi. Đó là dường như là một bức tượng đàn ông cao hơn 2m được làm từ đất sét. Bức tượng có gương mặt hiền lành với chiếc cằm nhô.
Các nhà khảo cổ đã cực kỳ vui mừng khi nhìn thấy hiện vật kỳ lạ vừa được phát hiện. Họ cho rằng đây chính là một purunmachu, tên gọi những chiếc quách mai táng người chết của bộ tộc Chachapoya. Chúng cực kỳ hiếm vì hầu hết đã bị người Inca hủy hoại.
Một thời gian ngắn sau cơn động đất, các nhà khoa học đã tiến hành một cuộc tìm kiếm quy mô tại khe núi nơi chiếc quách purunmachu kỳ lạ đột nhiên phát lộ, và họ đã tìm ra thêm bảy chiếc quách khác đã "ngủ quên" nhiều thế kỷ nơi đây.
Những chiếc quách purunmachu hiếm hoi còn sót lại này đã được người Chachapoya đặt cẩn thận tại một vị trí gần như không thể tiếp cận được giữa lưng chừng vách núi. Đó có khả năng đã từng là một hang động kín đáo trước khi bị phát lộ do sạt lở.
Có lẽ chính nhờ được mai táng tại một địa điểm kín đáo và hiểm trở như vậy mà những chiếc quách này không phải chung số phận bị người Inca phá hủy như nơi khác.
Như vậy, những tác phẩm bằng đất sét này đã tồn tại trên 600 năm. Thế nhưng điều đáng ngạc nhiên là chúng vẫn còn giữ lại được khá nhiều chi tiết tạo hình có giá trị. Người ta vẫn có thể nhận ra lớp sơn nền màu trắng, các họa tiết màu đỏ và vàng.
Một số bức tượng còn được trang trí với các họa tiết miêu tả chiếc áo dài có gắn lông chim, điều đó cho thấy người được táng bên trong là nam giới và rất có thể là người có địa vị quan trọng trong bộ lạc.
Vài chiếc quách thậm chí còn được "trang trí" bằng một chiếc sọ người được đặt trên đỉnh đầu. Nguyên nhân hay mục đích của vật trang trí rùng rợn này hiện vẫn còn là điều bí ẩn.
Những chiếc quách purunmachus khác cũng đã được tìm thấy trên một vách đá khác tại khu vực Aya-chaqui gần đó. Chúng mang khá nhiều đặc điểm khác biệt so với nhóm được tìm thấy tại thung lũng Utcubamba, mặc dù đều là sản phẩm của nền văn hóa Chachapoy.
Điều này có thể cho thấy rằng việc mai táng người chết trong những chiếc quách hình người purunmachus đã được người Chachapoya tiến hành phổ biến trong hàng nhiều thế kỷ, xuyên suốt lịch sử tồn tại của của họ. Các nhà khoa học đã cố gắng tái hiện lại quá trình mai táng kỳ lạ này theo cách mà những người Chachapoya từng thực hiện. Đầu tiên, xác của người đã khuất được đặt ngồi vào trong hang đá, tại đúng vị trí mà chiếc quách sẽ được đắp.
Sau đó, người ta dùng một lớp đất sét bao bọc lấy toàn bộ thi thể, như là một lớp "vải liệm" tự nhiên. Tiếp theo là việc tạo hình cho chiếc quách bằng cách đắp những lớp hỗn hợp bùn và rơm trộn nhuyễn.
Cuối cùng, sau khi tất cả đã khô người ta mới bắt đầu tiến hành trang trí cho chiếc quách bằng lớp sơn màu trắng cùng với những họa tiết màu đỏ hoặc vàng, bao gồm cả những chi tiết trên khuôn mặt, quần áo và thậm chí là cả những đồ trang sức như vòng.
Sự tồn tại của bộ tộc Chachapoya đã bị xóa sổ hoàn toàn chỉ trong vòng một thế kỷ sau khi người Tây Ban Nha xuất hiện. Rất có thể dòng máu của người Chachapoya hiện vẫn còn trong di truyền của người dân Peru bản địa, tuy nhiên nền văn hóa từng phát triển trong nhiều thế kỷ của họ thì chắc chắn đã vĩnh viễn mất đi.
Và những chiếc quách hình nhân purunmachus này, những hiện vật đã vô cùng may mắn thoát khỏi sự hủy hoại của người Inca xa xưa và những tay trộm mộ sau này, trở thành đại diện hiếm hoi còn sót lại của cả một nền văn hóa.