Trong đời sống gắn với nông nghiệp của người Việt xưa, con cóc được coi là loài động vật có lợi, giúp loại bỏ những con vật gây hại cho mùa màng. Ngoài ra, sự hiện diện của cóc cũng được người nông dân coi như "điềm báo" thời tiết thuận lợi, vì loài này thường kêu trước khi trời mưa.Do có thiện cảm với con cóc mà ở Việt Nam đã xuất hiện một câu chuyện dân gian đề cao loài động vật này, là Cóc kiện trời. Đây là một tác phẩm ca ngợi trí thông minh và sự kiên trì của loài cóc, coi nó như cứu tinh cho muôn loài.Con cóc còn gắn với văn hóa phồn thực của người Việt cổ. Cụ thể, trên nhiều chiếc trống đồng được khai quật có hình hai con ếch cõng nhau, con dưới to, con trên nhỏ, mà các nhà nghiên cứu cho rằng đây chính là cảnh giao phối của loài lưỡng cư này.Theo lý giải của các nhà nghiên cứu, qua những chiếc trống có hình ếch giao phối, có thể người xưa đã gửi gắm ước muốn mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, con người sinh sôi trong sự no ấm, sung túc.Trong văn hóa phong thủy, con cóc gắn với truyền thuyết về Thiềm Thừ của Trung Hoa cổ. Từ đó hình ảnh con cóc ngậm tiền trở thành vật phẩm phong thủy dùng để hút tài lộc được nhiều người ưa chuộng.Có lẽ, do ảnh hưởng của quan niệm phong thủy này mà người Việt xưa cho rằng việc cóc nhảy vào nhà sẽ đem đến những điều may mắn như chuẩn bị đón hỷ sự, quan hệ hôn nhân lâu bền, viên mãn.Những người lì lợm được cha ông ta ví là “gan lì cóc tía”. Câu này xuất phát từ một đặc điểm của loài cóc tía, khi bị đe dọa sẽ không bỏ chạy mà nằm ngửa ra để thách thức đối thủ bằng cái bụng có màu rực rỡ, dấu hiệu cảnh báo nó là loài có độc mạnh.Thịt cóc được coi là thuốc chữa bệnh còi xương cho trẻ em. Đến nay, trên đường phố vẫn xuất hiện những người bán cóc với tiếng rao “Ai mua cóc đê, cóc làm ruốc đây!”.Trong đời sống hàng ngày, những vật dụng nho nhỏ, có kiểu dáng khum khum cũng hay được người Việt ví von với hình dạng con cóc, mà chiếc quạt con là ví dụ điển hình...Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Trong đời sống gắn với nông nghiệp của người Việt xưa, con cóc được coi là loài động vật có lợi, giúp loại bỏ những con vật gây hại cho mùa màng. Ngoài ra, sự hiện diện của cóc cũng được người nông dân coi như "điềm báo" thời tiết thuận lợi, vì loài này thường kêu trước khi trời mưa.
Do có thiện cảm với con cóc mà ở Việt Nam đã xuất hiện một câu chuyện dân gian đề cao loài động vật này, là Cóc kiện trời. Đây là một tác phẩm ca ngợi trí thông minh và sự kiên trì của loài cóc, coi nó như cứu tinh cho muôn loài.
Con cóc còn gắn với văn hóa phồn thực của người Việt cổ. Cụ thể, trên nhiều chiếc trống đồng được khai quật có hình hai con ếch cõng nhau, con dưới to, con trên nhỏ, mà các nhà nghiên cứu cho rằng đây chính là cảnh giao phối của loài lưỡng cư này.
Theo lý giải của các nhà nghiên cứu, qua những chiếc trống có hình ếch giao phối, có thể người xưa đã gửi gắm ước muốn mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, con người sinh sôi trong sự no ấm, sung túc.
Trong văn hóa phong thủy, con cóc gắn với truyền thuyết về Thiềm Thừ của Trung Hoa cổ. Từ đó hình ảnh con cóc ngậm tiền trở thành vật phẩm phong thủy dùng để hút tài lộc được nhiều người ưa chuộng.
Có lẽ, do ảnh hưởng của quan niệm phong thủy này mà người Việt xưa cho rằng việc cóc nhảy vào nhà sẽ đem đến những điều may mắn như chuẩn bị đón hỷ sự, quan hệ hôn nhân lâu bền, viên mãn.
Những người lì lợm được cha ông ta ví là “gan lì cóc tía”. Câu này xuất phát từ một đặc điểm của loài cóc tía, khi bị đe dọa sẽ không bỏ chạy mà nằm ngửa ra để thách thức đối thủ bằng cái bụng có màu rực rỡ, dấu hiệu cảnh báo nó là loài có độc mạnh.
Thịt cóc được coi là thuốc chữa bệnh còi xương cho trẻ em. Đến nay, trên đường phố vẫn xuất hiện những người bán cóc với tiếng rao “Ai mua cóc đê, cóc làm ruốc đây!”.
Trong đời sống hàng ngày, những vật dụng nho nhỏ, có kiểu dáng khum khum cũng hay được người Việt ví von với hình dạng con cóc, mà chiếc quạt con là ví dụ điển hình...
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.