Thời xưa người Việt nấu ăn bằng củi lửa nên nồi cơm bị ám khói đen quanh năm. Muội than từ đáy nồi thực sự là điều phiền toái. Và cái rế chính là vật dụng giúp người xưa đặt nồi cơm lên chiếu mà không gây bẩn.Được đan bằng tre, cái rế đơn giản là đồ vật dùng để lót nồi. Thời xưa, các gia đình nấu cơm, canh... bằng nhiều cỡ nồi khác nhau nên phải mua rế kích cỡ phù hợp. Vậy nên mỗi nhà có dăm ba cái rế là điều bình thường. Ảnh: Dân Trí.Do đan bằng tre nên rế chịu được sức nóng của nồi gang. Điểm yếu của vật liệu này là tuổi thọ không được cao. Những chiếc nồi đặt lên rế bưng nên sau một thời gian sẽ khiến cái rế bị bung ra, phải bỏ đi mua cái khác.Trong văn hóa Việt, có nhiều điều thú vị liên quan đến cái rế. Đầu tiên là chuyện người Việt xưa có thói quen giấu hết rế trong nhà vào ngày mùng ba Tết vì quan niệm đây là ngày “mở hàng” của thần trộm cắp, để mất cái rế vào ngày nay là “dông” cả năm. Ảnh: Kênh14.Trong văn học dân gian, cái rế xuất hiện khá nhiều, thể hiện qua các câu thành ngữ, tục ngữ, cao dao như “Rế rách cũng đỡ phỏng tay”; “Thủng nồi trôi rế; “Sáng mai mất cái rế, xế mất cái nồi / Thân anh chưa vợ khổ đời quá đi”.Trẻ em Việt đầu những năm 1990 trở về trước chẳng đứa nào không thuộc bài đồng dao "Cô dâu chú rể / Đội rế lên đầu / Đi qua đầu cầu / Đánh rơi nải chuối”. Cái rế cũng là món đồ chơi quen thuộc của không ít cô bé, cậu bé thời kỳ này.Ngày nay nồi cơm điện đã trở nên phổ biến nên cái rế hầu như đã biến mất ở các đô thị. Có chăng nó chỉ còn được mua về dùng làm vật trang trí cho căn phòng, còn việc dùng rế để lót nồi có lẽ chỉ còn thấy ở các miền quê xa xôi...Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Thời xưa người Việt nấu ăn bằng củi lửa nên nồi cơm bị ám khói đen quanh năm. Muội than từ đáy nồi thực sự là điều phiền toái. Và cái rế chính là vật dụng giúp người xưa đặt nồi cơm lên chiếu mà không gây bẩn.
Được đan bằng tre, cái rế đơn giản là đồ vật dùng để lót nồi. Thời xưa, các gia đình nấu cơm, canh... bằng nhiều cỡ nồi khác nhau nên phải mua rế kích cỡ phù hợp. Vậy nên mỗi nhà có dăm ba cái rế là điều bình thường. Ảnh: Dân Trí.
Do đan bằng tre nên rế chịu được sức nóng của nồi gang. Điểm yếu của vật liệu này là tuổi thọ không được cao. Những chiếc nồi đặt lên rế bưng nên sau một thời gian sẽ khiến cái rế bị bung ra, phải bỏ đi mua cái khác.
Trong văn hóa Việt, có nhiều điều thú vị liên quan đến cái rế. Đầu tiên là chuyện người Việt xưa có thói quen giấu hết rế trong nhà vào ngày mùng ba Tết vì quan niệm đây là ngày “mở hàng” của thần trộm cắp, để mất cái rế vào ngày nay là “dông” cả năm. Ảnh: Kênh14.
Trong văn học dân gian, cái rế xuất hiện khá nhiều, thể hiện qua các câu thành ngữ, tục ngữ, cao dao như “Rế rách cũng đỡ phỏng tay”; “Thủng nồi trôi rế; “Sáng mai mất cái rế, xế mất cái nồi / Thân anh chưa vợ khổ đời quá đi”.
Trẻ em Việt đầu những năm 1990 trở về trước chẳng đứa nào không thuộc bài đồng dao "Cô dâu chú rể / Đội rế lên đầu / Đi qua đầu cầu / Đánh rơi nải chuối”. Cái rế cũng là món đồ chơi quen thuộc của không ít cô bé, cậu bé thời kỳ này.
Ngày nay nồi cơm điện đã trở nên phổ biến nên cái rế hầu như đã biến mất ở các đô thị. Có chăng nó chỉ còn được mua về dùng làm vật trang trí cho căn phòng, còn việc dùng rế để lót nồi có lẽ chỉ còn thấy ở các miền quê xa xôi...
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.