1000 người chết có thể sống lại?
Lý giải về điều này, TS Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp UIA cho biết, theo thống kê, có khoảng 2 phần nghìn trường hợp người chết có thể sống lại trong giai đoạn từ 10 đến 12 tiếng đồng hồ. Xác suất chủ yếu rơi vào các trường hợp người lâm chung còn trẻ tuổi hoặc chết vì các sự cố đột ngột.
Đã có bằng chứng để chỉ ra rằng, sau khi chết, thần kinh xúc giác và thính giác (tánh linh) vẫn còn nhận biết sự xúc chạm và âm thanh. Đặc biệt, khi mới tắt thở, nếu xúc chạm vào thân xác thì tuy phần cơ năng không hoạt động được nữa, nhưng xúc giác của tánh linh lại trỗi dậy, nếu đụng chạm vào thân xác thì họ có cảm giác như hàng ngàn hàng vạn mũi kim đâm vào da thịt – (giống như hiện tượng ta bị tê chân hay bị chuột rút vậy). Điều này khiến cho tánh linh (thần thức) của họ rất dễ sân hận vì đau đớn, và khi thần thức đã sân hận thì rất bất lợi cho phần định hướng của thân trung ấm sau khi lâm chung (là phần thân vô hình tồn tại sau khi chết).
|
Ảnh minh họa. |
Theo pháp sư Tịnh Không, người bệnh sau khi hơi thở chấm dứt nhưng thần thức vẫn chưa rời khỏi thể xác nên họ vẫn còn tri giác, thời điểm này tâm thức vô cùng thống khổ. Bởi do cảm thương thân phận đã chết mà rơi nước mắt; cũng nhân tham luyến thế gian, thương yêu vợ con, tài sản mà khó buông bỏ; hoặc nhân tâm nguyện chưa thành đột nhiên cái chết đến mà bi ai sầu não; hoặc oan ức chưa bầy tỏ mà chưa chịu nhắm mắt …vì thế vào thời điểm này là thời điểm mà mọi sự bi ai khổ não chồng chất. Nếu thể xác bị người sống xê dịch hoặc nghe tiếng kêu khóc, há chẳng làm phải làm cho thần thức muốn rời thể xác nhưng không rời được.
Thần thức rời thể xác nhanh hay chậm cùng với nghiệp lực của con người tạo ra có mối quan hệ trực tiếp, nói một cách đơn giản, người nghiệp lực cực thiện hay cực ác cho đến người được vãng sanh thì thần thức rời thể xác rất nhanh. Còn hạng phổ thông bình thường thần thức rời thể xác chậm hơn. Ví như người còn sống có tâm hiếu dưỡng cha mẹ, nhân từ bất sát, giúp đời cứu người… bởi nghiệp nhẹ nên khi chấm dứt hơi thở, thần thức trực tiếp sanh về cõi lành (nhân đạo, thiên đạo). Hạng người khi sống nham hiểm độc ác, ngỗ nghịch bất hiếu, sát sanh hại vật… do vì nghiệp lực nặng nên mới chấm dứt hơi thở, thần thức trực tiếp sanh về cõi ác (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh…). Thời gian nhanh và chậm có khác nhau, do đó ước định từ khoảng 10 – 12 giờ đồng hồ sau khi người bệnh chấm dứt hơi thở là vậy.
“Hạn mức sống” và đến hạn phải chết?
ThS Vũ Đức Huynh, chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực này cho biết, về sự chết của con người được xác định bằng y học là chết sinh học, tức là khi con người đó đã chấm dứt mọi hoạt động sống, mọi nhu cầu sống. Phổi ngừng hô hấp, tim ngừng đập, thân xác lạnh cứng hoàn toàn và bắt đầu phân hủy. Trong trạng thái như vậy được xác định là đã chết thực sự.
Nhưng trong thực tế, con người còn có hai loại chết: chết thật và chết giả. Chết thật là không bao giờ còn sống lại nữa, họ bước sang giai đoạn chuyển dạng thức để thành thực thể vong hồn. Chết giả, y học gọi là chết lâm sàng, tâm linh gọi là cận tử… Chết lâm sàng là người đã ngừng thở, tim ngừng đập, đồng tử giãn rộng – có thể xem như trạng thái của người đã chết. Song sau 20 phút đến hàng giờ, thậm chí sau vài ngày bỗng nhiên người được coi là đã chết sống lại có thể vài giờ hoặc tiếp tục sống vài chục năm đối với nhiều người khi bị coi là đã chết mà đang còn trẻ thân xác còn nguyên lành… Khoa học tâm linh xem việc người chết sống lại dưới các nguyên nhân sắc thái siêu nhiên với những nhận thức mới trên cơ sở khoa học tâm linh.
Theo ThS Huynh, có rất nhiều các dạng chết khác nhau: Chết vì đã hết hạn mức thời hạn ở dạng thức thực thể ở cõi trần - chết già và dạng chết ngoại lệ. Vì theo thuyết tự nhiên “mọi thực thể ở các dạng thức đều có hạn mức thời gian tồn tại, hết hạn mức phải chuyển dạng thức” và nữa “mỗi thực thể có hạn mức thời gian tồn tại khác nhau và không thực thể nào có thể không tuân theo quy luật “sinh lão bệnh tử” đến hạn phải chết”. Đây là chung và phổ biến của loài người. Nhưng có những cái chết ngoại lệ và dạng chết này cũng có hàng trăm kiểu khác nhau: chết tự nguyện: tử tử; chết do bắt buộc: bức tử hay cưỡng tử: án tử hình, loại bỏ hài nhi, tai nạn…đó là dạng miễn cưỡng phải chết. Nhưng dù đó là kiểu chết và dạng thực chết nào cũng là một điểm dừng để chuyển dạng thức mà thôi. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là: sau khi một con người được xác định bằng các giác quan của con người là đã chết thực sẽ trải qua một quá trình như thế nào? Câu hỏi này được nhiều đạo, giáo tìm hiểu kiến giải theo nhận thức của họ.
Mật Tông cho rằng, khi con người chết không căn cứ hơi thở 4 kỳ đã ngừng từ lâu, mà là người chết thường trị trong trạng thái rỗng không trong suốt 3 ngày sau đó (nếu cơ thể chưa bị hủy hoại bởi bạo bệnh), có dấu hiệu bên ngoài là máu mủ tiết ra từ các lỗ mũi và bộ phận sinh dục cho biết thần thức đã rời khỏi thân. Trước đó, thần thức vẫn còn trụ trong thân và bất cứ đụng chạm mạnh bạo nào cũng làm trở ngại giai đoạn tối hậu của tiến trình chết với hậu quả là thần thức có thể phải đi đầu thai ở cảnh giới. Họ cũng miên tả 8 chu trình chết và 7 giai đoạn tan giã nhưng theo Mật tông phật giáo tây tạng có phần phi lý bởi không có một người nào chết có thể mô tả lại được từ chu kỳ 2 qua dấu hiệu chết bên ngoài và chết bên trong như thần thức không còn cảm thấy 3 loại cảm thụ - không còn nhận biết các cảm thọ của tâm thức - xuất hiện màn khói…
Nguyên lý của châm cứu chữa bệnh
Giải thích về quan niệm không nên động đến tử thi trong vòng 10 – 12 tiếng sau khi tắt thở, BS Nguyễn Văn Thắng, Nguyên Trưởng Khoa giải phẫu tế bào, Bệnh viện Thanh nhàn cho biết, theo quan niệm của tâm linh, thuyết năng lượng và y học hiện đại cơ thể gồm 7 hệ thống luân xa (LX) và 9 trung tâm sáng hoạt động suốt 24 tiếng trong 12 canh giờ. 7 hệ thống luân xa là các đại huyệt lớn của cơ thể luôn quay 2 chiều để thu, xả và điều chỉnh mọi chức năng của cơ thể. Còn 9 trung tâm sáng cũng do hệ thống LX điều khiển gồm: Đỉnh não (màu trắng), ấn đường (màu hồng), yết hầu (màu xanh ngọc), đản trung (màu hồng cánh xen), hai bờ vai (màu huỳnh kim), vùng rốn (màu nâu vàng), hai vế đùi (màu trắng vàng), cổ chân (màu đỏ ấm nóng), gan bàn chân (màu trăng non) để kết nối năng lượng âm dương, năng lượng trời đất, thanh lọc hệ thống LX…
9 trung sáng này được tiếp nhận năng lượng vũ trụ và thông qua 7 hệ thống LX để luân chuyển cơ thể theo 12 canh giờ là 24 tiếng. Những sinh lực cơ thể có sự đối xứng nhau theo tính chất âm dương qua 12 canh giờ. Có 6 canh giờ năng lượng nạp vào và 6 canh giờ xả. Ví dụ, 3 – 5 giờ sáng dòng sinh lực nạp vào phế thì 15 – 17 giờ chiều năng lượng xả tới phế phổi. Cho nên 3 – 5 giờ sáng thì sinh lực tại phế mạnh nhất thì ngược lại 15 – 17 giờ là yếu nhất. Chính vì vậy, y học cổ truyền lợi dụng chu chuyển của dòng sinh lực này để châm cứu và chữa bệnh. Tương tự như vậy với các bộ phận khác. Chính vì vậy, sau khi chết cần 12 tiếng không được động đến tử thi để linh hồn được thanh lọc trước khi thoát khỏi thể xác.
“Các Phái, Tông Phật giáo với nhiều chủ thuyết tạo thành hàng nghìn bộ kinh của Phật giáo bàn đến giáo lý, giải thích các vấn đề tôn giáo tâm linh, kiến giải mô tả sự chết và tái sinh của con người vào các cõi… song bước đầu tiên để đi tiếp vào các cõi là sự chết diễn ra như thế nào luôn còn là vấn đề mơ hồ chưa rõ, mặc dù nhiều sách của Phật Giáo miêu tả nhưng vẫn chưa có sức thuyết phục và khoa học tâm linh cũng chưa thể đồng tình và vì vậy, tiến trình chết vẫn còn là một bí mật”
ThS Vũ Đức Huynh