Vào năm 1974, một nhóm nông dân đào giếng ở huyện Lâm Đồng, tỉnh Thiểm Tây đào được một chiến binh làm từ đất nung có kích thước giống người thật. Ngay sau đó, giới khảo cổ tiến hành khai quật tại nơi này và phát hiện lăng mộ Tần Thủy Hoàng.Kể từ đó đến nay, các chuyên gia khảo cổ tiến khai các cuộc khai quật tại lăng mộ Tần Thủy Hoàng ở Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc.Theo đó, các nhà khảo cổ tìm thấy một đội quân chiến binh đất nung, cỗ xe và nhiều vũ khí tại nơi an nghỉ của Tần Thủy Hoàng.Các chuyên gia cho hay mới chỉ khai quật một phần nhỏ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Phần lớn khu vực bên trong lăng mộ chưa được giới khảo cổ tiếp cận.Ban đầu, các chuyên gia cho rằng, sở dĩ phần lớn nơi an nghỉ ngàn thu của Tần Thủy Hoàng chưa thể khai quật là vì sự hiện diện của thủy ngân.Tần Thủy Hoàng cho người xây dựng lăng mộ sau khi lên ngôi vua từ năm 13 tuổi. Ông hoàng nhà Tần huy động khoảng 700.000 người trên khắp đất nước để xây dựng lăng mộ trong 38 năm.Bên trong lăng mộ, Tần Thủy Hoàng cho người xây hệ thống sông ngòi, biển giống trên mặt đất. Thay vì dùng nước, ông cho người đổ khoảng 100 tấn thủy ngân tạo thành các dòng sông và biển. Vì vậy, trải qua nhiều thế kỷ, lượng thủy ngân trong lăng mộ vẫn còn rất lớn, đe dọa tính mạng của các nhà khảo cổ.Thế nhưng, nghiên cứu gần đây của các chuyên gia cho thấy nguy hiểm hơn cả thủy ngân là cạm bẫy chết chóc đến từ những cỗ máy bắn tên tự động.Dưới thời phong kiến, lăng mộ của các bậc đế vương thường được bố trí những cỗ máy bắn tên có thể phóng hàng loạt tên sắc bén để đoạt mạng những người xâm phạm.Nơi an nghỉ của Tần Thủy Hoàng cũng có khả năng bố trí loại cạm bẫy này, Các chuyên gia suy đoán dù trải qua nhiều thế kỷ nhưng cạm bẫy cung tên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng vẫn có thể hoạt động tốt.Nếu không cẩn thận chạm vào cạm bẫy khiến cỗ máy bắn tên hoạt động thì các nhà khảo cổ, chuyên gia làm việc trong lăng mộ có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng.Vì vậy, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã và đang nỗ lực nghiên cứu cấu trúc lăng mộ để có thể sớm khai quật toàn bộ nơi ăn nghỉ của Tần Thủy Hoàng. Mời độc giả xem video: 2 người Trung Quốc nhốt người tống tiền ở Đà Nẵng, bị bắt ở Hậu Giang. Nguồn: THĐT1.
Vào năm 1974, một nhóm nông dân đào giếng ở huyện Lâm Đồng, tỉnh Thiểm Tây đào được một chiến binh làm từ đất nung có kích thước giống người thật. Ngay sau đó, giới khảo cổ tiến hành khai quật tại nơi này và phát hiện lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Kể từ đó đến nay, các chuyên gia khảo cổ tiến khai các cuộc khai quật tại lăng mộ Tần Thủy Hoàng ở Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc.
Theo đó, các nhà khảo cổ tìm thấy một đội quân chiến binh đất nung, cỗ xe và nhiều vũ khí tại nơi an nghỉ của Tần Thủy Hoàng.
Các chuyên gia cho hay mới chỉ khai quật một phần nhỏ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Phần lớn khu vực bên trong lăng mộ chưa được giới khảo cổ tiếp cận.
Ban đầu, các chuyên gia cho rằng, sở dĩ phần lớn nơi an nghỉ ngàn thu của Tần Thủy Hoàng chưa thể khai quật là vì sự hiện diện của thủy ngân.
Tần Thủy Hoàng cho người xây dựng lăng mộ sau khi lên ngôi vua từ năm 13 tuổi. Ông hoàng nhà Tần huy động khoảng 700.000 người trên khắp đất nước để xây dựng lăng mộ trong 38 năm.
Bên trong lăng mộ, Tần Thủy Hoàng cho người xây hệ thống sông ngòi, biển giống trên mặt đất. Thay vì dùng nước, ông cho người đổ khoảng 100 tấn thủy ngân tạo thành các dòng sông và biển. Vì vậy, trải qua nhiều thế kỷ, lượng thủy ngân trong lăng mộ vẫn còn rất lớn, đe dọa tính mạng của các nhà khảo cổ.
Thế nhưng, nghiên cứu gần đây của các chuyên gia cho thấy nguy hiểm hơn cả thủy ngân là cạm bẫy chết chóc đến từ những cỗ máy bắn tên tự động.
Dưới thời phong kiến, lăng mộ của các bậc đế vương thường được bố trí những cỗ máy bắn tên có thể phóng hàng loạt tên sắc bén để đoạt mạng những người xâm phạm.
Nơi an nghỉ của Tần Thủy Hoàng cũng có khả năng bố trí loại cạm bẫy này, Các chuyên gia suy đoán dù trải qua nhiều thế kỷ nhưng cạm bẫy cung tên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng vẫn có thể hoạt động tốt.
Nếu không cẩn thận chạm vào cạm bẫy khiến cỗ máy bắn tên hoạt động thì các nhà khảo cổ, chuyên gia làm việc trong lăng mộ có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng.
Vì vậy, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã và đang nỗ lực nghiên cứu cấu trúc lăng mộ để có thể sớm khai quật toàn bộ nơi ăn nghỉ của Tần Thủy Hoàng.
Mời độc giả xem video: 2 người Trung Quốc nhốt người tống tiền ở Đà Nẵng, bị bắt ở Hậu Giang. Nguồn: THĐT1.