Dưới thời Nữ hoàng Victoria, điều quái gở con người làm với tử thi đó là chụp ảnh cho người quá cố. Thậm chí, người thân còn chụp ảnh cùng với người đã mất giống như họ vẫn còn sống. Tập tục này được coi là một cách để lưu lại ký ức về người thân đã mất của người dân Anh.Famadihana là tên lễ hội đào xác tổ tiên lên để cùng ăn uống, nhảy múa trong suốt 1 ngày của người dân Madagascar ở châu Phi. Tập tục rùng rợn làm với tử thi này được thực hiện 7 năm/lần. Theo các chuyên gia, tục lệ này được cho là bắt nguồn từ Đông Nam Á và lan truyền sang Madagascar cách đây khoảng 1.500 - 2.000 năm.Vùng nông thôn huyện Thành An, thành phố Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc thực hành cách thức tổ chức tang lễ vô cùng kỳ quái. Theo đó, người thân của người đã mất thuê vũ công thoát y đến biểu diễn trong đám tang nhằm lôi kéo người dân bản địa tới viếng. Theo quan niệm người dân địa phương, tang lễ được coi là biểu tượng của địa vị, của cải và tài sản của gia đình người quá cố. Uy tín và vinh dự của người chết được thể hiện thông qua số người tới dự lễ tang.Thay vì tổ chức đám tang theo truyền thống, con cái của Miriam Banks đã tổ chức đám tang cho mẹ mình theo cách vô cùng đặc biệt. Theo đó, trong tang lễ của Miriam Banks, con cái của bà tổ chức một buổi tiệc nhằm tiễn đưa người mẹ quá cố với âm nhạc náo nhiệt. Thi hài của bà Miriam Banks được dựng lên bên một chiếc bàn, cùng một điếu thuốc trong tay, một chai bia và một cốc rượu whiskey ưa thích của bà đặt trước mặt. Sở dĩ con cái của bà Banks tổ chức tang lễ đặc biệt như vậy là vì khi còn sống bà là người rất thích những bữa tiệc nên muốn mẹ thưởng thức buổi tiệc cuối cùng.Bộ tộc Aghori ở Varanasi khiến không ít người rùng mình sợ hãi khi nhặt những tử thi bị vứt xuống sông Hằng và dùng trong các nghi lễ khai sáng tinh thần. Đặc biệt, thành viên của bộ tộc này ăn thịt xác chết và xây ban thờ từ những thi thể đó. Thậm chí, người Aghori còn dùng sọ người làm cốc.Bộ tộc Dani thực hiện tập tục rùng rợn đó là chặt đứt 1 hoặc 2 đốt ngón tay của người phụ nữ mỗi khi có người thân trong gia đình qua đời. Họ làm như vậy để bày tỏ lòng thành với tổ tiên cũng như những người đã mất. Do vậy, hầu như phụ nữ bộ tộc Dani đều khuyết các đốt ngón tay xuất phát từ việc người thân qua đời.Bộ tộc Toraja tỉnh Nam Sulawesi, Indonesia gắn liền với phong tục truyền thống thi hài người quá cố được người thân đào lên, đem về nhà, thay quần mới và đi "chào hỏi" họ hàng, hàng xóm... nhằm tưởng nhớ người đã mất. Nghi lễ này thường kéo dài trong 3 ngày.Thiên táng hay còn gọi là Điểu táng là cách thức chôn cất người chết vô cùng rùng rợn của người Tây Tạng. Khi một người qua đời, thi thể của người đó được đưa lên đỉnh núi cao, kế đến người ta sẽ tiến hành róc thịt, đập vụn xương và cơ để bầy kền kền háu đói dễ bề ăn hết được. Trong khi đàn kền kền ăn thịt tử thi thì những người thân của người đã khuất lặng lẽ ngồi đọc kinh ở khu vực gần đó.Nghi lễ Sati vô cùng phổ biến ở Ấn Độ thời xa xưa. Khi người chồng qua đời, người vợ sẽ phải nhảy vào lửa để đi theo chồng trong đám tang. Đặc biệt, trong ngày tang lễ, người vợ không mặc áo tang mà thay vào đó mặc trang phục cưới hay những bộ quần áo đẹp nhất. Đối với những người vợ đang có thai hoặc đang trong chu kỳ kinh nguyệt thì sẽ không thực hiện lễ Sati.Vào thời xưa, các nhà sư thực hiện quy trình tự ướp xác vô cùng khắc nghiệt và đau đớn trong khoảng hơn 3.000 ngày. Tuy nhiên, chỉ có một số trường hợp thành công. Theo đó, những nhà sư nào được ướp xác thành công sẽ được phong làm Phật. Giới chuyên gia tìm thấy một số xác ướp nhà sư ngồi thiền trong tư thế hoa sen sau khi trải qua quá trình tự ướp xác.
Dưới thời Nữ hoàng Victoria, điều quái gở con người làm với tử thi đó là chụp ảnh cho người quá cố. Thậm chí, người thân còn chụp ảnh cùng với người đã mất giống như họ vẫn còn sống. Tập tục này được coi là một cách để lưu lại ký ức về người thân đã mất của người dân Anh.
Famadihana là tên lễ hội đào xác tổ tiên lên để cùng ăn uống, nhảy múa trong suốt 1 ngày của người dân Madagascar ở châu Phi. Tập tục rùng rợn làm với tử thi này được thực hiện 7 năm/lần. Theo các chuyên gia, tục lệ này được cho là bắt nguồn từ Đông Nam Á và lan truyền sang Madagascar cách đây khoảng 1.500 - 2.000 năm.
Vùng nông thôn huyện Thành An, thành phố Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc thực hành cách thức tổ chức tang lễ vô cùng kỳ quái. Theo đó, người thân của người đã mất thuê vũ công thoát y đến biểu diễn trong đám tang nhằm lôi kéo người dân bản địa tới viếng. Theo quan niệm người dân địa phương, tang lễ được coi là biểu tượng của địa vị, của cải và tài sản của gia đình người quá cố. Uy tín và vinh dự của người chết được thể hiện thông qua số người tới dự lễ tang.
Thay vì tổ chức đám tang theo truyền thống, con cái của Miriam Banks đã tổ chức đám tang cho mẹ mình theo cách vô cùng đặc biệt. Theo đó, trong tang lễ của Miriam Banks, con cái của bà tổ chức một buổi tiệc nhằm tiễn đưa người mẹ quá cố với âm nhạc náo nhiệt. Thi hài của bà Miriam Banks được dựng lên bên một chiếc bàn, cùng một điếu thuốc trong tay, một chai bia và một cốc rượu whiskey ưa thích của bà đặt trước mặt. Sở dĩ con cái của bà Banks tổ chức tang lễ đặc biệt như vậy là vì khi còn sống bà là người rất thích những bữa tiệc nên muốn mẹ thưởng thức buổi tiệc cuối cùng.
Bộ tộc Aghori ở Varanasi khiến không ít người rùng mình sợ hãi khi nhặt những tử thi bị vứt xuống sông Hằng và dùng trong các nghi lễ khai sáng tinh thần. Đặc biệt, thành viên của bộ tộc này ăn thịt xác chết và xây ban thờ từ những thi thể đó. Thậm chí, người Aghori còn dùng sọ người làm cốc.
Bộ tộc Dani thực hiện tập tục rùng rợn đó là chặt đứt 1 hoặc 2 đốt ngón tay của người phụ nữ mỗi khi có người thân trong gia đình qua đời. Họ làm như vậy để bày tỏ lòng thành với tổ tiên cũng như những người đã mất. Do vậy, hầu như phụ nữ bộ tộc Dani đều khuyết các đốt ngón tay xuất phát từ việc người thân qua đời.
Bộ tộc Toraja tỉnh Nam Sulawesi, Indonesia gắn liền với phong tục truyền thống thi hài người quá cố được người thân đào lên, đem về nhà, thay quần mới và đi "chào hỏi" họ hàng, hàng xóm... nhằm tưởng nhớ người đã mất. Nghi lễ này thường kéo dài trong 3 ngày.
Thiên táng hay còn gọi là Điểu táng là cách thức chôn cất người chết vô cùng rùng rợn của người Tây Tạng. Khi một người qua đời, thi thể của người đó được đưa lên đỉnh núi cao, kế đến người ta sẽ tiến hành róc thịt, đập vụn xương và cơ để bầy kền kền háu đói dễ bề ăn hết được. Trong khi đàn kền kền ăn thịt tử thi thì những người thân của người đã khuất lặng lẽ ngồi đọc kinh ở khu vực gần đó.
Nghi lễ Sati vô cùng phổ biến ở Ấn Độ thời xa xưa. Khi người chồng qua đời, người vợ sẽ phải nhảy vào lửa để đi theo chồng trong đám tang. Đặc biệt, trong ngày tang lễ, người vợ không mặc áo tang mà thay vào đó mặc trang phục cưới hay những bộ quần áo đẹp nhất. Đối với những người vợ đang có thai hoặc đang trong chu kỳ kinh nguyệt thì sẽ không thực hiện lễ Sati.
Vào thời xưa, các nhà sư thực hiện quy trình tự ướp xác vô cùng khắc nghiệt và đau đớn trong khoảng hơn 3.000 ngày. Tuy nhiên, chỉ có một số trường hợp thành công. Theo đó, những nhà sư nào được ướp xác thành công sẽ được phong làm Phật. Giới chuyên gia tìm thấy một số xác ướp nhà sư ngồi thiền trong tư thế hoa sen sau khi trải qua quá trình tự ướp xác.