“Cuju” hay còn được gọi là xúc cúc, tháp cúc, đạp cúc hoặc túc cúc… là một loại hình đá bóng xuất hiện từ thời cổ đại ở Trung Quốc. Xúc, tháp, đạp, túc đều có nghĩa là dùng chân đá, còn “cúc” có nghĩa là trái bóng.Về lịch sử xuất hiện của môn “Cuju”, trong cuốn "Biệt lục" của học giả Lưu Hướng thời Tây Hán từng viết: “Xúc cúc do Hoàng đế tạo ra”. Cuốn “Thập đại kinh Chính loạn” được tìm thấy trong ngôi mộ triều Tây Hán số 3 Mã Vương Đôi thuộc Trường Sa, tỉnh Hồ Nam chép rằng, sau cuộc đại chiến Trác Lộc, Hoàng Đế đã sử dụng dạ dày của Xi Vưu làm trái banh để đá. Những truyền thuyết và những phát hiện khảo cổ mặc dù không hoàn toàn chứng minh được thời gian ra đời môn bóng đá cổ xưa của Trung Quốc, nhưng cũng phản ánh được lịch sử tương đối lâu đời của môn thể thao này.Vào thời Chiến Quốc, đá bóng đã trở thành một hoạt động giải trí khá thịnh hành. Trong cuốn sử “Chiến quốc sách - Tề sách nhất” của Tung Hoành Gia ghi chép: “Lâm truy thậm phú nhi thực. Kì dân vô bất xuy vu cổ sắt, kích trúc đạn cầm, đẩu kê tẩu khuyển, lục bác tháp cúc giả”. Trong đó “tháp cúc” chính là chỉ xúc cúc, hay chính là đá bóng. Điều này cho thấy hoạt động bóng đá ngay từ cuối thời Chiến Quốc đã rất phổ biến. “Tháp cúc” sau thời Hán, chủ yếu có 3 loại hình sau. Loại thứ nhất, chủ yếu thể hiện kỹ năng cá nhân, không có đối đầu, là trò giải trí cá nhân. Trong một số tác phẩm điêu khắc nghệ thuật thường mô tả hình thức của loại “tháp cúc” này. Đáng chú ý, còn có tác phẩm điêu khắc trên đá thể hiện cảnh nữ nhi tháp cúc.Sau thời Đường, Tống thì tháp cúc còn được gọi là “bạch đả”. Từ thời Tống chuyển hình thức từ một người chơi sang 10 người chơi, những lúc không có thi đấu thì có thể chơi độc lập, đây cũng coi là một hình thức rèn luyện sức khỏe cá nhân. Loại thứ hai là hình thức thi đấu tháp cúc đối kháng. Lý Vưu thời Đông Hán từng ghi chép trong cuốn “Cúc thành minh”: Những cúc hình tròn và sân tháp cúc thì được xây tường vây tứ phía. Trên sân thi đấu mỗi đội có 6 người. Trong lúc thi đấu có trọng tài phán quyết để chỉnh sửa những lỗi sai. Còn trong cuốn “Hán Thư Nghệ Văn Chí” của Ban Cố ghi chép: Sự thắng thua của trận tháp cúc dựa vào quy tắc thắng thua trên chiến trận quyết định, dựa vào những đợt tấn công tới khu vực cuối cùng trên sân đối phương để tính bàn thắng. Đây cũng là một trong những quy tắc lâu đời nhất của các cuộc thi đá bóng.Loại thứ ba là cuộc thi dẫn bóng. Hình thức này là bắt nguồn từ triều đại nhà Đường. Cầu môn được đặt ở vị trí trung tâm sân. Cầu môn được dựng bằng 2 que tre, được đan lưới ở phía sau. Hai đội sẽ đứng ở 2 bên của cầu môn. Các thành viên của mỗi đội đều phải sử dụng nhiều tư thế khác nhau để dẫn bóng vào cầu môn.Ngay từ thời Ngụy Tấn, trái “cúc” thường được làm bằng da, bên trong cuộn bằng lông hoặc tóc. Cho tới thời Nam Bắc triều thì mới xuất hiện “cúc” được thổi bằng hơi. Mãi tới thời Đường, sau khi trái cúc có nhiều cải thiện thì mới chú ý tới tính thẩm mỹ và nghệ thuật. Sau sự xuất hiện của “cúc” bằng hơi thì hoạt động tháp cúc ngày càng phát triển, đồng thời xuất hiện nhiều phương pháp thi đấu đa dạng hơn. Tới thời Tống thì hoạt động này càng chuyên nghiệp hơn, xuất hiện ngành công nghiệp thủ công chuyên chế tạo trái banh và bán các loại cúc chuyên nghiệp. Theo ghi chép trong “Xúc cúc phổ” có tới 24 loại cúc khác nhau. Riêng cuốn “Xúc cúc đồ phổ” lại ghi chép có 41 loại cúc. Trong xã hội xuất hiện nhiều cơ cấu tháp cúc chuyên nghiệp hơn như “Tề Vân xã” hoặc “Viên xã”. Có thể nói đây là tổ chức câu lạc bộ bóng đá đầu tiên của Trung Quốc. Sau thời Tống Nguyên, hoạt động tháp cúc dần trở thành một hình thức giải trí thuần túy, đặc biệt tới thời Minh, hoạt động tháp cúc phổ biến hơn, dần chú trọng tới thủ thuật và kỹ năng chơi. Sau đó một thời gian thì hoạt động này lại dần lắng xuống. Tới thời Thanh, các hoạt động tháp cúc chủ yếu là hoạt động giải trí của phụ nữ và trẻ em. Những người dân tộc Mãn Thanh phát minh ra hoạt động tháp cúc trên băng để làm nội dung huấn luyện cấm vệ quân. Tuy nhiên, các hoạt động trên cũng chỉ là những hoạt động mang tính truyền thống hơn 2.000 năm của Trung Quốc cổ đại mà thôi. Kể từ sau giai đoạn giữa thời nhà Thanh, dưới tác động của các nhân tố xã hội, cùng với sự xâm nhập của bóng đá cận đại phương Tây, hoạt động tháp cúc truyền thống của Trung Quốc dần bị thay thế.
“Cuju” hay còn được gọi là xúc cúc, tháp cúc, đạp cúc hoặc túc cúc… là một loại hình đá bóng xuất hiện từ thời cổ đại ở Trung Quốc. Xúc, tháp, đạp, túc đều có nghĩa là dùng chân đá, còn “cúc” có nghĩa là trái bóng.
Về lịch sử xuất hiện của môn “Cuju”, trong cuốn "Biệt lục" của học giả Lưu Hướng thời Tây Hán từng viết: “Xúc cúc do Hoàng đế tạo ra”. Cuốn “Thập đại kinh Chính loạn” được tìm thấy trong ngôi mộ triều Tây Hán số 3 Mã Vương Đôi thuộc Trường Sa, tỉnh Hồ Nam chép rằng, sau cuộc đại chiến Trác Lộc, Hoàng Đế đã sử dụng dạ dày của Xi Vưu làm trái banh để đá. Những truyền thuyết và những phát hiện khảo cổ mặc dù không hoàn toàn chứng minh được thời gian ra đời môn bóng đá cổ xưa của Trung Quốc, nhưng cũng phản ánh được lịch sử tương đối lâu đời của môn thể thao này.
Vào thời Chiến Quốc, đá bóng đã trở thành một hoạt động giải trí khá thịnh hành. Trong cuốn sử “Chiến quốc sách - Tề sách nhất” của Tung Hoành Gia ghi chép: “Lâm truy thậm phú nhi thực. Kì dân vô bất xuy vu cổ sắt, kích trúc đạn cầm, đẩu kê tẩu khuyển, lục bác tháp cúc giả”. Trong đó “tháp cúc” chính là chỉ xúc cúc, hay chính là đá bóng. Điều này cho thấy hoạt động bóng đá ngay từ cuối thời Chiến Quốc đã rất phổ biến.
“Tháp cúc” sau thời Hán, chủ yếu có 3 loại hình sau. Loại thứ nhất, chủ yếu thể hiện kỹ năng cá nhân, không có đối đầu, là trò giải trí cá nhân. Trong một số tác phẩm điêu khắc nghệ thuật thường mô tả hình thức của loại “tháp cúc” này. Đáng chú ý, còn có tác phẩm điêu khắc trên đá thể hiện cảnh nữ nhi tháp cúc.
Sau thời Đường, Tống thì tháp cúc còn được gọi là “bạch đả”. Từ thời Tống chuyển hình thức từ một người chơi sang 10 người chơi, những lúc không có thi đấu thì có thể chơi độc lập, đây cũng coi là một hình thức rèn luyện sức khỏe cá nhân.
Loại thứ hai là hình thức thi đấu tháp cúc đối kháng. Lý Vưu thời Đông Hán từng ghi chép trong cuốn “Cúc thành minh”: Những cúc hình tròn và sân tháp cúc thì được xây tường vây tứ phía. Trên sân thi đấu mỗi đội có 6 người. Trong lúc thi đấu có trọng tài phán quyết để chỉnh sửa những lỗi sai. Còn trong cuốn “Hán Thư Nghệ Văn Chí” của Ban Cố ghi chép: Sự thắng thua của trận tháp cúc dựa vào quy tắc thắng thua trên chiến trận quyết định, dựa vào những đợt tấn công tới khu vực cuối cùng trên sân đối phương để tính bàn thắng. Đây cũng là một trong những quy tắc lâu đời nhất của các cuộc thi đá bóng.
Loại thứ ba là cuộc thi dẫn bóng. Hình thức này là bắt nguồn từ triều đại nhà Đường. Cầu môn được đặt ở vị trí trung tâm sân. Cầu môn được dựng bằng 2 que tre, được đan lưới ở phía sau. Hai đội sẽ đứng ở 2 bên của cầu môn. Các thành viên của mỗi đội đều phải sử dụng nhiều tư thế khác nhau để dẫn bóng vào cầu môn.
Ngay từ thời Ngụy Tấn, trái “cúc” thường được làm bằng da, bên trong cuộn bằng lông hoặc tóc. Cho tới thời Nam Bắc triều thì mới xuất hiện “cúc” được thổi bằng hơi. Mãi tới thời Đường, sau khi trái cúc có nhiều cải thiện thì mới chú ý tới tính thẩm mỹ và nghệ thuật. Sau sự xuất hiện của “cúc” bằng hơi thì hoạt động tháp cúc ngày càng phát triển, đồng thời xuất hiện nhiều phương pháp thi đấu đa dạng hơn.
Tới thời Tống thì hoạt động này càng chuyên nghiệp hơn, xuất hiện ngành công nghiệp thủ công chuyên chế tạo trái banh và bán các loại cúc chuyên nghiệp. Theo ghi chép trong “Xúc cúc phổ” có tới 24 loại cúc khác nhau. Riêng cuốn “Xúc cúc đồ phổ” lại ghi chép có 41 loại cúc. Trong xã hội xuất hiện nhiều cơ cấu tháp cúc chuyên nghiệp hơn như “Tề Vân xã” hoặc “Viên xã”. Có thể nói đây là tổ chức câu lạc bộ bóng đá đầu tiên của Trung Quốc. Sau thời Tống Nguyên, hoạt động tháp cúc dần trở thành một hình thức giải trí thuần túy, đặc biệt tới thời Minh, hoạt động tháp cúc phổ biến hơn, dần chú trọng tới thủ thuật và kỹ năng chơi. Sau đó một thời gian thì hoạt động này lại dần lắng xuống.
Tới thời Thanh, các hoạt động tháp cúc chủ yếu là hoạt động giải trí của phụ nữ và trẻ em. Những người dân tộc Mãn Thanh phát minh ra hoạt động tháp cúc trên băng để làm nội dung huấn luyện cấm vệ quân. Tuy nhiên, các hoạt động trên cũng chỉ là những hoạt động mang tính truyền thống hơn 2.000 năm của Trung Quốc cổ đại mà thôi. Kể từ sau giai đoạn giữa thời nhà Thanh, dưới tác động của các nhân tố xã hội, cùng với sự xâm nhập của bóng đá cận đại phương Tây, hoạt động tháp cúc truyền thống của Trung Quốc dần bị thay thế.