Là sơ đồ về một khu vực địa lý kèm các chú dẫn, bản đồ là công cụ giúp con người không bị "lạc lối" trong cuộc sống. Nhưng ít ai biết những tấm bản đồ đầu tiên trong lịch sử ra đời khi nào.Bản đồ cổ nhất thế giới được ghi nhận từ 5.000 năm TCN. Tấm bản đồ này thực chất chỉ là một sơ đồ đơn giản, không khác khác gì một sơ đồ chỉ đường mà con người thời nay ai cũng có thể vẽ bằng tay.Tấm bản đồ đúng nghĩa đầu tiên chỉ xuất hiện ở Vương quốc Babylon vào khoảng 2.300 năm TCN, gắn với sự ra đời của bộ môn hình học. Bản đồ này được khắc trên đất sét, mô tả vùng đất Akkadian ở Lưỡng Hà.Sau người Babylon, người Ai Cập cổ đại cũng sử dụng hình học để đo đạc đất đai lập họa đồ cũng như tái đo đạc nó sau những thời kỳ ngập lụt của sông Nin do các ranh giới đã bị mất đi.Người Hy Lạp cổ đại nâng bản đồ lên tầm cao mới khi bổ sung thêm tính nghệ thuật và khoa học cho các tài liệu này. Kỹ thuật vẽ bản đồ của Hy Lạp đã được người La Mã kế thừa một cách xuất sắc.Sau khi đế chế La Mã sụp đổ, khoa học về bản đồ ở châu Âu đã trì trệ trong đêm trường Trung cổ. Đến thế kỷ 15, mối quan tâm dành cho bản đồ mới được hâm nóng trở lại cùng cuộc khám phá thế giới của người châu Âu. Theo thời gian, các tấm bản đồ trở nên ngày càng chính xác.Vào thế kỷ 20 các tiến bộ trong công nghệ điện tử và vệ tinh đã dẫn đến một cuộc cách mạng bản đồ. Đến thế kỷ 21, sự phát triển của mạng internet, hệ thống định vị GPS và smartphone đã khiến bản đồ được số hóa và trở thành ứng dụng quen thuộc của hàng tỉ người trên thế giới.Mời quý độc giả xem video: Ngỡ ngàng với cách "nấu cơm" của người châu Âu. Nguồn: VTV3.
Là sơ đồ về một khu vực địa lý kèm các chú dẫn, bản đồ là công cụ giúp con người không bị "lạc lối" trong cuộc sống. Nhưng ít ai biết những tấm bản đồ đầu tiên trong lịch sử ra đời khi nào.
Bản đồ cổ nhất thế giới được ghi nhận từ 5.000 năm TCN. Tấm bản đồ này thực chất chỉ là một sơ đồ đơn giản, không khác khác gì một sơ đồ chỉ đường mà con người thời nay ai cũng có thể vẽ bằng tay.
Tấm bản đồ đúng nghĩa đầu tiên chỉ xuất hiện ở Vương quốc Babylon vào khoảng 2.300 năm TCN, gắn với sự ra đời của bộ môn hình học. Bản đồ này được khắc trên đất sét, mô tả vùng đất Akkadian ở Lưỡng Hà.
Sau người Babylon, người Ai Cập cổ đại cũng sử dụng hình học để đo đạc đất đai lập họa đồ cũng như tái đo đạc nó sau những thời kỳ ngập lụt của sông Nin do các ranh giới đã bị mất đi.
Người Hy Lạp cổ đại nâng bản đồ lên tầm cao mới khi bổ sung thêm tính nghệ thuật và khoa học cho các tài liệu này. Kỹ thuật vẽ bản đồ của Hy Lạp đã được người La Mã kế thừa một cách xuất sắc.
Sau khi đế chế La Mã sụp đổ, khoa học về bản đồ ở châu Âu đã trì trệ trong đêm trường Trung cổ. Đến thế kỷ 15, mối quan tâm dành cho bản đồ mới được hâm nóng trở lại cùng cuộc khám phá thế giới của người châu Âu. Theo thời gian, các tấm bản đồ trở nên ngày càng chính xác.
Vào thế kỷ 20 các tiến bộ trong công nghệ điện tử và vệ tinh đã dẫn đến một cuộc cách mạng bản đồ. Đến thế kỷ 21, sự phát triển của mạng internet, hệ thống định vị GPS và smartphone đã khiến bản đồ được số hóa và trở thành ứng dụng quen thuộc của hàng tỉ người trên thế giới.
Mời quý độc giả xem video: Ngỡ ngàng với cách "nấu cơm" của người châu Âu. Nguồn: VTV3.