Dù có vẻ ngoài khá khiêm tốn, ngôi nhà số 287/70 đường Nguyễn Đình Chiểu, phường 10, quận 3, TP HCM là một chứng tích lịch sử đặc biệt của cuộc chiến tranh Việt Nam.Nhìn vào bên trong ngôi nhà, không ai nghĩ rằng đây từng là một kho chứa vũ khí rất lớn giữa đô thành Sài Gòn của quân đội Giải phóng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.Năm 1967, chiến sĩ Trần Văn Lai (tức Năm Lai) đã mua căn nhà này theo sự thống nhất với chỉ huy đơn vị để làm cơ sở giấu vũ khí phục vụ cho các mục tiêu ở trung tâm thành phố, đặc biệt là dinh Độc Lập - cơ quan đầu não của chính quyền VNCH. Ảnh: Mặt sàn nơi có cửa hầm bí mật.Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến ngôi nhà được chọn là vị trí chiến lược: Chỉ cách Dinh Độc Lập 1 km. Từ ngôi nhà có thể tiếp cận mục tiêu này một cách nhanh chóng qua trục đường Hồng Thập Tự (nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai).Sau khi mua căn nhà, ông anh Năm Lai tiến hành sửa sang, đào hầm bí mật chứa vũ khí ngay dưới nền nhà.Căn hầm bí mật của ngôi nhà gồm 2 tầng, sâu 3 m, mỗi chiều 2,5m có lỗ thông hơi và nắp đậy bí mật liên thông nhau.Để đưa vũ khí về hầm, các chiến sỹ biệt động thành khéo léo che giấu vũ khí trong bộ ván, dưới sọt trái cây... nhằm qua mắt địch.Để tránh sự chú ý của láng giềng, xe chở vũ khí từ Củ Chi đến căn nhà này thường đi vào những lúc nhá nhem tối, khi đi cửa trước, lúc đi cửa sau để vào nhà bốc dỡ hàng.Vũ khí được chuyển xuống hầm lúc đó gồm trên 2 tấn vũ khí các, gồm súng AK, súng ngắn, bộc phá, lựu đạn, đạn dược…Đêm mồng 1, rạng sáng mồng 2 Tết Mậu Thân, 15 chiến sĩ Đội 5 biệt động tập trung tại căn hầm nhận vũ khí. Dưới sự chỉ huy của đồng chí Tô Hoài Thanh (Ba Thanh), cả đội đã thực hiện trận đánh táo bạo, vang dội vào dinh Độc Lập trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1968. Ảnh: Tấm bản đồ Sài Gòn thập niên 1960 được trưng bày trong hầm.Sau khi các chiến sĩ biệt động bị bắt, địch cho người đến bắn phá căn nhà này vì nghi ngờ đây là nơi trú ngụ của đội biệt động. Ảnh: Cửa nhà vẫn còn vết đạn do địch bắn để phá cửa năm 1968.Sau này, căn nhà đã rơi vào tay địch nhưng bọn chúng không hề biết trong nhà có căn hầm bí mật. Ảnh: Một cửa hầm thoát hiểm.Cho đến khi sụp đổ, chính quyền Sài Gòn vẫn không biết rằng quân Giải phóng có cả một kho chứa hàng tấn vũ khí chỉ cách dinh Độc Lập 1km. Ảnh: Gác lửng của tòa nhà được bố trí để các chiến sĩ chiến đấu hoặc thoát hiểm trong tình huống khẩn cấp.
Dù có vẻ ngoài khá khiêm tốn, ngôi nhà số 287/70 đường Nguyễn Đình Chiểu, phường 10, quận 3, TP HCM là một chứng tích lịch sử đặc biệt của cuộc chiến tranh Việt Nam.
Nhìn vào bên trong ngôi nhà, không ai nghĩ rằng đây từng là một kho chứa vũ khí rất lớn giữa đô thành Sài Gòn của quân đội Giải phóng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Năm 1967, chiến sĩ Trần Văn Lai (tức Năm Lai) đã mua căn nhà này theo sự thống nhất với chỉ huy đơn vị để làm cơ sở giấu vũ khí phục vụ cho các mục tiêu ở trung tâm thành phố, đặc biệt là dinh Độc Lập - cơ quan đầu não của chính quyền VNCH. Ảnh: Mặt sàn nơi có cửa hầm bí mật.
Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến ngôi nhà được chọn là vị trí chiến lược: Chỉ cách Dinh Độc Lập 1 km. Từ ngôi nhà có thể tiếp cận mục tiêu này một cách nhanh chóng qua trục đường Hồng Thập Tự (nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai).
Sau khi mua căn nhà, ông anh Năm Lai tiến hành sửa sang, đào hầm bí mật chứa vũ khí ngay dưới nền nhà.
Căn hầm bí mật của ngôi nhà gồm 2 tầng, sâu 3 m, mỗi chiều 2,5m có lỗ thông hơi và nắp đậy bí mật liên thông nhau.
Để đưa vũ khí về hầm, các chiến sỹ biệt động thành khéo léo che giấu vũ khí trong bộ ván, dưới sọt trái cây... nhằm qua mắt địch.
Để tránh sự chú ý của láng giềng, xe chở vũ khí từ Củ Chi đến căn nhà này thường đi vào những lúc nhá nhem tối, khi đi cửa trước, lúc đi cửa sau để vào nhà bốc dỡ hàng.
Vũ khí được chuyển xuống hầm lúc đó gồm trên 2 tấn vũ khí các, gồm súng AK, súng ngắn, bộc phá, lựu đạn, đạn dược…
Đêm mồng 1, rạng sáng mồng 2 Tết Mậu Thân, 15 chiến sĩ Đội 5 biệt động tập trung tại căn hầm nhận vũ khí. Dưới sự chỉ huy của đồng chí Tô Hoài Thanh (Ba Thanh), cả đội đã thực hiện trận đánh táo bạo, vang dội vào dinh Độc Lập trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1968. Ảnh: Tấm bản đồ Sài Gòn thập niên 1960 được trưng bày trong hầm.
Sau khi các chiến sĩ biệt động bị bắt, địch cho người đến bắn phá căn nhà này vì nghi ngờ đây là nơi trú ngụ của đội biệt động. Ảnh: Cửa nhà vẫn còn vết đạn do địch bắn để phá cửa năm 1968.
Sau này, căn nhà đã rơi vào tay địch nhưng bọn chúng không hề biết trong nhà có căn hầm bí mật. Ảnh: Một cửa hầm thoát hiểm.
Cho đến khi sụp đổ, chính quyền Sài Gòn vẫn không biết rằng quân Giải phóng có cả một kho chứa hàng tấn vũ khí chỉ cách dinh Độc Lập 1km. Ảnh: Gác lửng của tòa nhà được bố trí để các chiến sĩ chiến đấu hoặc thoát hiểm trong tình huống khẩn cấp.