Một thí nghiệm gây sốc khiến dư luận bàng hoàng khi thông tin được công bố do giáo sư tâm lý học Mỹ Philip Zimbardo tiến hành. Thí nghiệm có tên "Nhà tù Stanford" do Cơ quan Nghiên cứu Hải quân Mỹ tài trợ.Cuộc thí nghiệm tâm lý học này diễn ra tại Đại học Stanford vào tháng 8/1971. Ông Zimbardo lựa chọn 24 sinh viên tham gia thí nghiệm để kiểm tra, đánh giá xem quyền lực tác động đến hành vi của con người như thế nào.Khi tiến hành thí nhiệm, giáo sư Zimbardo chia 24 người thành 2 nhóm: tù nhân và cai ngục. Theo kế hoạch, thí nghiệm diễn ra trong 2 tuần tại môi trường nhà tù mô phỏng tại tầng hầm tòa nhà trong khuôn viên Đại học Stanford.Ban đầu, những sinh viên nhập vai lính canh được lệnh không lạm dụng thể xác tù nhân và đeo kính râm để tránh hai bên giao tiếp bằng mắt. Kế đến, ông Zimbardo yêu cầu sinh viên đóng giả tù nhân chịu những đối xử tồi tệ giống như tù nhân thực sự. Theo đó, tinh thần của họ trở nên suy sụp, mất phương hướng và luôn bị giám sát.Trong ngày thứ hai của thí nghiệm, "tù nhân" thực hiện cuộc nổi loạn. Khi ấy, các "cai ngục" xây dựng một hệ thống gồm thưởng - phạt để quản lý tù nhân.Kết quả là sau 4 ngày tham gia thí nghiệm, 3 sinh viên đóng vai tù nhân bị sang chấn tâm lý nặng. Vậy nên, họ được đưa ra khỏi thí nghiệm.Những sinh viên còn lại tiếp tục trải qua những ngày tồi tệ. Những sinh viên đóng vai cai ngục sử dụng quyền lực của mình có những hành động ngược đãi, cư xử tồi tệ với "tù nhân" mà không hề cảm thấy lo lắng, bất an hay có cảm giác tội lỗi như lúc bắt đầu.Trong khi ấy, những người đóng vai tù nhân trải qua những cảm giác tồi tệ khi bị "cai ngục" hành hạ, lạm dụng khiến họ cảm thấy tuyệt vọng, ghê tởm.Trước những diễn biến nghiêm trọng của thí nghiệm đối với toàn bộ người tham gia, ông Zimbardo chấm dứt thí nghiệm sau 6 ngày thực hiện. Thông qua thí nghiệm này, ông Zimbardo nhận thấy rằng những người tốt bụng, tuân thủ pháp luật có thể trở nên bạo lực và biến thành "ác quỷ" khi có trong tay quyền lực lớn.Những người này có thể lạm dụng quyền lực trong tay để gây đau khổ, tổn thương cho những người yếu thế. Chính vì vậy, thí nghiệm này bị dư luận lên án gay gắt sau khi thông tin được công bố. Mời độc giả xem video: Brazil: Bạo loạn nhà tù khiến 52 người thiệt mạng. Nguồn: THĐT1.
Một thí nghiệm gây sốc khiến dư luận bàng hoàng khi thông tin được công bố do giáo sư tâm lý học Mỹ Philip Zimbardo tiến hành. Thí nghiệm có tên "Nhà tù Stanford" do Cơ quan Nghiên cứu Hải quân Mỹ tài trợ.
Cuộc thí nghiệm tâm lý học này diễn ra tại Đại học Stanford vào tháng 8/1971. Ông Zimbardo lựa chọn 24 sinh viên tham gia thí nghiệm để kiểm tra, đánh giá xem quyền lực tác động đến hành vi của con người như thế nào.
Khi tiến hành thí nhiệm, giáo sư Zimbardo chia 24 người thành 2 nhóm: tù nhân và cai ngục. Theo kế hoạch, thí nghiệm diễn ra trong 2 tuần tại môi trường nhà tù mô phỏng tại tầng hầm tòa nhà trong khuôn viên Đại học Stanford.
Ban đầu, những sinh viên nhập vai lính canh được lệnh không lạm dụng thể xác tù nhân và đeo kính râm để tránh hai bên giao tiếp bằng mắt. Kế đến, ông Zimbardo yêu cầu sinh viên đóng giả tù nhân chịu những đối xử tồi tệ giống như tù nhân thực sự. Theo đó, tinh thần của họ trở nên suy sụp, mất phương hướng và luôn bị giám sát.
Trong ngày thứ hai của thí nghiệm, "tù nhân" thực hiện cuộc nổi loạn. Khi ấy, các "cai ngục" xây dựng một hệ thống gồm thưởng - phạt để quản lý tù nhân.
Kết quả là sau 4 ngày tham gia thí nghiệm, 3 sinh viên đóng vai tù nhân bị sang chấn tâm lý nặng. Vậy nên, họ được đưa ra khỏi thí nghiệm.
Những sinh viên còn lại tiếp tục trải qua những ngày tồi tệ. Những sinh viên đóng vai cai ngục sử dụng quyền lực của mình có những hành động ngược đãi, cư xử tồi tệ với "tù nhân" mà không hề cảm thấy lo lắng, bất an hay có cảm giác tội lỗi như lúc bắt đầu.
Trong khi ấy, những người đóng vai tù nhân trải qua những cảm giác tồi tệ khi bị "cai ngục" hành hạ, lạm dụng khiến họ cảm thấy tuyệt vọng, ghê tởm.
Trước những diễn biến nghiêm trọng của thí nghiệm đối với toàn bộ người tham gia, ông Zimbardo chấm dứt thí nghiệm sau 6 ngày thực hiện. Thông qua thí nghiệm này, ông Zimbardo nhận thấy rằng những người tốt bụng, tuân thủ pháp luật có thể trở nên bạo lực và biến thành "ác quỷ" khi có trong tay quyền lực lớn.
Những người này có thể lạm dụng quyền lực trong tay để gây đau khổ, tổn thương cho những người yếu thế. Chính vì vậy, thí nghiệm này bị dư luận lên án gay gắt sau khi thông tin được công bố.
Mời độc giả xem video: Brazil: Bạo loạn nhà tù khiến 52 người thiệt mạng. Nguồn: THĐT1.