Mặc dù nhiều nhân vật máu mặt của phát xít Đức từng gây ra các tội ác kinh hoàng trong Chiến tranh thế giới 2 ở trại tập trung Holocaust đã bỏ trốn thành công sau khi Hitler sụp đổ nhưng giới chức trách vẫn điều tra ra và xét xử chúng. Một trong số đó đã chết trong quá trình điều tra.
Johann "Hans" Breyer là một người đàn ông ở Philadelphia, 89 tuổi, đã tiếp tay giết hại 216.000 người Do Thái bao gồm cả phụ nữ và trẻ em khi làm bảo vệ tại trại tử thần Auschwitz. Khi bị đem ra tòa xét xử, Johann đã nói rằng: "Tôi không giết ai cả. Tôi đã không hãm hiếp bất cứ ai. Tôi không làm gì sai trái cả". Các công tố viên đã chuyển Johann đến trung tâm giam giữ mặc dù luật sư biện hộ cho người này nói rằng thân chủ đã lớn tuổi, không đủ sức khỏe nếu bị giam cầm.
Cựu cai ngục của một nhà tù Đức Quốc xã John Demjanjuk qua đời hôm 17/3/2012, thọ 91 tuổi. Trước đó, năm 2011, người này bị tòa án Đức buộc tội tham gia vào vụ giết hại khoảng 28.000 người dưới thời Đức Quốc xã. Theo đó, y bị kết án 5 năm tù nhưng sau đó được tạm thả trong khi chờ phúc thẩm. Jakiw Palij đã di cư đến thành phố New York, Mỹ sau khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc. Người này đã bị tước quốc tịch Mỹ vào tháng 7/2009. Jakiw bị các công tố viên Mỹ cáo buộc làm việc tại trại tử thần Trawniki ở Ba Lan năm 1943, giết hại 6.000 người. Ông cũng bị cáo buộc có liên quan đến các trại huấn luyện bí mật gần đó.
Helmut Oberlander, 89 tuổi, đã bị tước quyền công dân Canada vào tháng 12/2012 sau khi giới chức trách phát hiện tội ác mà ông ta đã gây ra. Theo tài liệu của cảnh sát, Helmut đã từng phục vụ trong một đơn vị của lực lượng SS. Đơn vị này được cho là phải chịu trách nhiệm trong việc giết hàng chục ngàn người Do Thái và dân thường trong thời gian Đức Quốc xã chiếm đóng Ukraina và vùng lãnh thổ thuộc Liên Xô cũ. Helmut từng khai rằng, vào thời đó, ông chỉ làm phiên dịch viên chứ chưa từng tham gia việc sát hại ai. Ông thậm chí còn bị dọa giết nếu như bỏ trốn. Cựu trung sĩ SS Adolf Helmut sống ở Đức bình yên trong gần 60 năm trước khi một sinh viên ĐH Áo phát hiện ra khi nghiên cứu một vụ thảm sát ở trại tử thần Holocaust. Adolf 90 tuổi, đã qua đời ngày 6/7/2010 sau khi bị khép 58 tội danh giết người ở gần làng Deutsch Schuetzen, Áo. Tòa án Đức đã có đủ bằng chứng để khép tội y nhưng Adolf đã qua đời trước khi bị xét xử.
Heinrich Boere bị buộc tội giết 3 dân thường Hà Lan vào năm 1944. Heinrich nằm trong danh sách những tên tội phạm Đức quốc xã được săn lùng nhất. Sau khi bị bắt, hắn bị kết án tù chung thân và đã qua đời tại một bệnh viện nhà tù vào tháng 12/2013. Sau khi thừa nhận đã tham gia vào 2 cuộc thảm sát tại trại tập trung của Đức quốc xã, Josias Kumpf 83 tuổi đã bị trục xuất từ Wisconsin về Áo vào tháng 3/2009. Josias thừa nhận rằng bản thân đã ở Aktion Erntefest - chiến dịch Harvest Festival - nơi 42.000 người Do Thái bị giết hại tại 3 trại tử thần của Đức quốc xã ở miền đông Ba Lan chỉ trong 2 ngày. Y đã làm nhiệm vụ canh gác những ngôi mộ tập thể khổng lồ trong quá trình diễn ra thảm sát và bắn chết những ai còn sống sót. Y cũng thừa nhận tham gia vụ thảm sát tại Trại lao động Trawniki, nơi gần 8.000 người bị giết hại trong hầm lò. Josias Kumpf đã qua đời vào năm 2011.
Mặc dù nhiều nhân vật máu mặt của phát xít Đức từng gây ra các tội ác kinh hoàng trong Chiến tranh thế giới 2 ở trại tập trung Holocaust đã bỏ trốn thành công sau khi Hitler sụp đổ nhưng giới chức trách vẫn điều tra ra và xét xử chúng. Một trong số đó đã chết trong quá trình điều tra.
Johann "Hans" Breyer là một người đàn ông ở Philadelphia, 89 tuổi, đã tiếp tay giết hại 216.000 người Do Thái bao gồm cả phụ nữ và trẻ em khi làm bảo vệ tại trại tử thần Auschwitz. Khi bị đem ra tòa xét xử, Johann đã nói rằng: "Tôi không giết ai cả. Tôi đã không hãm hiếp bất cứ ai. Tôi không làm gì sai trái cả". Các công tố viên đã chuyển Johann đến trung tâm giam giữ mặc dù luật sư biện hộ cho người này nói rằng thân chủ đã lớn tuổi, không đủ sức khỏe nếu bị giam cầm.
Cựu cai ngục của một nhà tù Đức Quốc xã John Demjanjuk qua đời hôm 17/3/2012, thọ 91 tuổi. Trước đó, năm 2011, người này bị tòa án Đức buộc tội tham gia vào vụ giết hại khoảng 28.000 người dưới thời Đức Quốc xã. Theo đó, y bị kết án 5 năm tù nhưng sau đó được tạm thả trong khi chờ phúc thẩm.
Jakiw Palij đã di cư đến thành phố New York, Mỹ sau khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc. Người này đã bị tước quốc tịch Mỹ vào tháng 7/2009. Jakiw bị các công tố viên Mỹ cáo buộc làm việc tại trại tử thần Trawniki ở Ba Lan năm 1943, giết hại 6.000 người. Ông cũng bị cáo buộc có liên quan đến các trại huấn luyện bí mật gần đó.
Helmut Oberlander, 89 tuổi, đã bị tước quyền công dân Canada vào tháng 12/2012 sau khi giới chức trách phát hiện tội ác mà ông ta đã gây ra. Theo tài liệu của cảnh sát, Helmut đã từng phục vụ trong một đơn vị của lực lượng SS. Đơn vị này được cho là phải chịu trách nhiệm trong việc giết hàng chục ngàn người Do Thái và dân thường trong thời gian Đức Quốc xã chiếm đóng Ukraina và vùng lãnh thổ thuộc Liên Xô cũ. Helmut từng khai rằng, vào thời đó, ông chỉ làm phiên dịch viên chứ chưa từng tham gia việc sát hại ai. Ông thậm chí còn bị dọa giết nếu như bỏ trốn.
Cựu trung sĩ SS Adolf Helmut sống ở Đức bình yên trong gần 60 năm trước khi một sinh viên ĐH Áo phát hiện ra khi nghiên cứu một vụ thảm sát ở trại tử thần Holocaust. Adolf 90 tuổi, đã qua đời ngày 6/7/2010 sau khi bị khép 58 tội danh giết người ở gần làng Deutsch Schuetzen, Áo. Tòa án Đức đã có đủ bằng chứng để khép tội y nhưng Adolf đã qua đời trước khi bị xét xử.
Heinrich Boere bị buộc tội giết 3 dân thường Hà Lan vào năm 1944. Heinrich nằm trong danh sách những tên tội phạm Đức quốc xã được săn lùng nhất. Sau khi bị bắt, hắn bị kết án tù chung thân và đã qua đời tại một bệnh viện nhà tù vào tháng 12/2013.
Sau khi thừa nhận đã tham gia vào 2 cuộc thảm sát tại trại tập trung của Đức quốc xã, Josias Kumpf 83 tuổi đã bị trục xuất từ Wisconsin về Áo vào tháng 3/2009. Josias thừa nhận rằng bản thân đã ở Aktion Erntefest - chiến dịch Harvest Festival - nơi 42.000 người Do Thái bị giết hại tại 3 trại tử thần của Đức quốc xã ở miền đông Ba Lan chỉ trong 2 ngày. Y đã làm nhiệm vụ canh gác những ngôi mộ tập thể khổng lồ trong quá trình diễn ra thảm sát và bắn chết những ai còn sống sót. Y cũng thừa nhận tham gia vụ thảm sát tại Trại lao động Trawniki, nơi gần 8.000 người bị giết hại trong hầm lò. Josias Kumpf đã qua đời vào năm 2011.