Trong câu chuyện cổ tích "đôi giày đỏ" của Andersen, một cô bé do nhà quá nghèo nên quanh năm phải đi chân đất. Một ngày nọ người thợ đóng giày làm cho em một đôi giày màu đỏ, sau khi nhận được đôi giày, cô bé vô cùng sung sướngTuy nhiên, đôi giày lại mang lại tai họa cho cô bé. Nó không ngừng khiến đôi chân nhảy múa, đưa cô vào tận nơi rừng xanh. Cuối cùng, kiệt sức, cô bé phải nhờ người cưa đôi chân của mình để sống sót. Sự kiện nhiều người nhảy múa cho tới chết diễn ra tại thị trấn Strasbourg (hiện là một phần lãnh thổ nước Pháp) có nhiều chi tiết trùng hợp đến ghê rợn với câu chuyện cổ tích nói trên.Trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh là một phụ nữ có tên Frau Troffea. Người này bắt đầu nhảy múa trên đường phố mà không hề có lý do cũng như không có một chút âm nhạc để tạo cảm giác hưng phấn.Cô nhảy từ ban ngày đến đêm, cho đến khi ngã xuống đất và chết vì kiệt sức, cơ thể của cô vẫn còn động đậy theo một điệu nhảy như thể bị điều khiển bởi một lực lượng siêu nhiên nào đó không xác định.Ban đầu, mọi người nghĩ rằng Troffea có vấn đề về thần kinh hay bị quỷ ám nên mới có những hành động bất thường như vậy. Nhưng một tuần sau, người ta đếm được 34 người đã bắt chước hành động giống hệt như Troffea tại khắp các con đường của thành phố.Sự việc càng ngày càng trở nên kỳ lạ khi chỉ sau một thời gian ngắn, khoảng 400 người dân ở Strasbourg tham gia vào điệu nhảy. Giống như những trường hợp trước, họ nhảy múa điên cuồng cho tới chết. Theo các ghi chép của cơ quan y tế thời đó, các nạn nhân tử vong do đau tim và kiệt sức.Ban đầu không ai biết tại sao xảy ra sự việc này, lúc này phía tầng lớp lãnh đạo tin rằng phương thức chữa căn bệnh nhảy múa là "lấy độc trị độc" - bằng cách nhảy nhiều hơn nữa. Do đó, họ dựng những sân khấu bằng gỗ để dân chúng lên biểu diễn.Họ còn mở rộng thêm không gian cho những người tham gia nhảy múa và mời thêm hàng chục nhạc công chuyên nghiệp để cổ vũ cả ngày lẫn đêm.Thế nhưng họ đã sai lầm. Kết quả không những không dập tắt được “dịch bệnh”, mà ngược lại còn khiến hàng chục người nhảy múa không ngừng và chết vì nhồi máu cơ tim. Theo một báo cáo, dịch bệnh đã giết chết khoảng 15 người mỗi ngày, thậm chí có ngày lên tới đỉnh điểm là 30 người.Dịch bệnh kỳ lạ tưởng như chỉ là truyện cổ dân gian, nhưng trên thực tế, căn bệnh này hoàn toàn có thật và được ghi chép rõ ràng trong các văn bản y học, dân sự và cả tôn giáo. Không chỉ thế, bệnh còn xuất hiện ở Thụy Sĩ, Đức, Hà Lan.các nhà khoa học đã nghiên cứu sâu hơn về sự việc này, cho rằng các nạn nhân đã bị nhiễm một loại vi khuẩn có khả năng kích thích não và tiểu não của con người, khiến thần kinh của nạn nhân bị hưng phấn quá mức.
Trong câu chuyện cổ tích "đôi giày đỏ" của Andersen, một cô bé do nhà quá nghèo nên quanh năm phải đi chân đất. Một ngày nọ người thợ đóng giày làm cho em một đôi giày màu đỏ, sau khi nhận được đôi giày, cô bé vô cùng sung sướng
Tuy nhiên, đôi giày lại mang lại tai họa cho cô bé. Nó không ngừng khiến đôi chân nhảy múa, đưa cô vào tận nơi rừng xanh. Cuối cùng, kiệt sức, cô bé phải nhờ người cưa đôi chân của mình để sống sót.
Sự kiện nhiều người nhảy múa cho tới chết diễn ra tại thị trấn Strasbourg (hiện là một phần lãnh thổ nước Pháp) có nhiều chi tiết trùng hợp đến ghê rợn với câu chuyện cổ tích nói trên.
Trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh là một phụ nữ có tên Frau Troffea. Người này bắt đầu nhảy múa trên đường phố mà không hề có lý do cũng như không có một chút âm nhạc để tạo cảm giác hưng phấn.
Cô nhảy từ ban ngày đến đêm, cho đến khi ngã xuống đất và chết vì kiệt sức, cơ thể của cô vẫn còn động đậy theo một điệu nhảy như thể bị điều khiển bởi một lực lượng siêu nhiên nào đó không xác định.
Ban đầu, mọi người nghĩ rằng Troffea có vấn đề về thần kinh hay bị quỷ ám nên mới có những hành động bất thường như vậy. Nhưng một tuần sau, người ta đếm được 34 người đã bắt chước hành động giống hệt như Troffea tại khắp các con đường của thành phố.
Sự việc càng ngày càng trở nên kỳ lạ khi chỉ sau một thời gian ngắn, khoảng 400 người dân ở Strasbourg tham gia vào điệu nhảy. Giống như những trường hợp trước, họ nhảy múa điên cuồng cho tới chết. Theo các ghi chép của cơ quan y tế thời đó, các nạn nhân tử vong do đau tim và kiệt sức.
Ban đầu không ai biết tại sao xảy ra sự việc này, lúc này phía tầng lớp lãnh đạo tin rằng phương thức chữa căn bệnh nhảy múa là "lấy độc trị độc" - bằng cách nhảy nhiều hơn nữa. Do đó, họ dựng những sân khấu bằng gỗ để dân chúng lên biểu diễn.
Họ còn mở rộng thêm không gian cho những người tham gia nhảy múa và mời thêm hàng chục nhạc công chuyên nghiệp để cổ vũ cả ngày lẫn đêm.
Thế nhưng họ đã sai lầm. Kết quả không những không dập tắt được “dịch bệnh”, mà ngược lại còn khiến hàng chục người nhảy múa không ngừng và chết vì nhồi máu cơ tim. Theo một báo cáo, dịch bệnh đã giết chết khoảng 15 người mỗi ngày, thậm chí có ngày lên tới đỉnh điểm là 30 người.
Dịch bệnh kỳ lạ tưởng như chỉ là truyện cổ dân gian, nhưng trên thực tế, căn bệnh này hoàn toàn có thật và được ghi chép rõ ràng trong các văn bản y học, dân sự và cả tôn giáo. Không chỉ thế, bệnh còn xuất hiện ở Thụy Sĩ, Đức, Hà Lan.
các nhà khoa học đã nghiên cứu sâu hơn về sự việc này, cho rằng các nạn nhân đã bị nhiễm một loại vi khuẩn có khả năng kích thích não và tiểu não của con người, khiến thần kinh của nạn nhân bị hưng phấn quá mức.