Văn hóa dân gian
Nhật Bản đầy ắp những sinh vật kỳ bí được cho là có sức mạnh siêu nhiên và lằn ranh giữa sự thật và hoang đường rất mờ nhạt. Những con "chó mặt người" của Nhật Bản là một trường hợp như thế. Chó mặt người - được người Nhật gọi là "Jinmenken" - tồn tại từ rất lâu trong văn hóa dân gian nước này, ít nhất từ thời đại Edo (1603 - 1868). Chúng được mô tả như là giống chó lai bẩn thỉu có khuôn mặt giống người đến kỳ lạ. Theo truyền thuyết dân gian, Jinmenken có thể nói chuyện được và khi có ai đến gần thì nó thường bật ra giọng nói yếu ớt: "Xin để cho tôi yên".
Người Nhật Bản tin rằng sự xuất hiện của Jinmenken là dự báo sẽ xảy ra tai nạn và thảm họa. Trong suốt thời kỳ Edo (hay còn gọi là thời kỳ Tokugawa), những con chó mang khuôn mặt giống người thường được người dân nhìn thấy vào ban đêm. Thậm chí, có tin đồn ít nhất một con Jinmenken bị người dân bắt sống được.
Vào thế kỷ XIX, nhà sử học Nhật Bản Ishizuka Hokaishi xuất bản cuốn sách tựa đề "Gaidan Bunbun Shuyo", trong đó đề cập đến một con Jinmenken mà người dân bắt được và con chó kỳ dị được phô bày giữa nơi công cộng gây chú ý cho nhiều người.
Những câu chuyện về Jinmenken nghe có vẻ hoang đường nhưng nhiều sự chứng kiến cho thấy dường như nó có thật và vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Cuối những năm 80 thế kỷ trước, báo cáo về sự xuất hiện của Jinmenken gia tăng rất nhiều. Trong đó các nhân chứng đều mô tả Jinmenken là giống chó có đầu hay mặt người và thường xuất hiện vào ban đêm tại các khu đông người ở.
Một báo cáo cho biết, Jinmenken xuất hiện trên đường phố quận Shibuya của Tokyo, một trong những khu dân cư đông đúc và náo nhiệt nhất thành phố.
|
Bức tranh cổ mô tả Jinmenken.
|
Ngoài ra là các câu chuyện kể Jinmenken săn đuổi những chiếc ôtô trên đường cao tốc giữa đêm khuya. Các nhân chứng mô tả những sinh vật này chạy rất nhanh, có thể đạt tốc độ đến… 100km/h và thường phát ra âm thanh the thé.
Nhiều lời đồn còn thêu dệt rằng, ẩn náu trong sinh vật này là linh hồn của các nạn nhân bị tai nạn giao thông, hay Jinmenken thật ra là những con chó bị ma
quỷ nhập. Theo một giả thuyết khác, Jinmenken thật ra là quái thú hút máu Chupacabra ở Nhật Bản.
|
Khỉ đuôi ngắn Nhật Bản.
|
Một loài khỉ đuôi ngắn của Nhật Bản cũng được cho là Jinmenken. Loài linh trưởng này có mặt khắp nơi trên đất nước Nhật Bản, nhìn từ xa trông nó giống như chó. Loài khỉ này có khuôn mặt giống như người và phát ra tiếng kêu khiến người ta lầm tưởng là tiếng người. Khỉ đuôi ngắn Nhật Bản cũng không bị nuôi nhốt trong những khu bảo tồn. Ở nhiều địa phương, giống khỉ này còn bạo gan mò tới những khu dân cư để lục lọi thùng rác nên được nhiều người nhìn thấy và cho đó là Jinmenken.
|
Cua Heike Nhật Bản.
|
Vào thời kỳ Edo, người Hà Lan có mối quan hệ tốt đẹp với Nhật Bản và thường đưa những động vật ngoại lai thuộc loại hiếm vào nước này. Người ta cho rằng, có lẽ có quá nhiều con vật ngoại lai được giới thiệu tại các misemono cho nên dễ xảy ra tình trạng vài con thoát ra ngoài và tưởng lầm là Jinmenken.
Trong trường hợp Jinmenken, có lẽ nó cũng không phải là khỉ đuôi ngắn Nhật Bản mà thuộc một loài linh trưởng ngoại lai nào đó. Dù thế nào đi nữa thì cho đến nay các nhà khoa học vẫn không thể giải thích được hiện tượng Jinmenken.
Xu hướng tôn trọng những đường nét con người nơi động vật của người Nhật Bản cũng phần nào giúp phổ biến ý tưởng về chó mặt người. Ngoài Jinmenken, ở Nhật Bản còn có giống
cua Heike có gương mặt giống võ sĩ samurai rất rõ nét trên mai cua. Ngoài ra, trên thế giới cũng xuất hiện con cá chép mặt người rất kỳ lạ.