Theo kế hoạch của Thủ tướng Anh Winston Churchill, liên minh Anh-Mỹ sẽ tấn công nhằm đả bại Liên Xô. Vào ngày 8/5/1945, khi tất cả mọi người ở khắp nơi trên thế giới chuẩn bị cho việc kết thúc chiến tranh thế giới II, một nhân vật tầm cỡ đã lên kế hoạch bắt đầu cuộc chiến tranh thế giới III. Vết mực vẫn chưa kịp khô trong tài liệu đầu hàng của Đức khi Thủ tướng Anh Winston Churchill yêu cầu Nội các chiến tranh của Anh phác thảo kế hoạch xâm lược Liên Xô.
Thủ tướng Churchill đảm bảo với các tướng lĩnh cao cấp Anh rằng, cuộc xâm lược Liên Xô sẽ do Mỹ dẫn đầu và sẽ có sự hỗ trợ của quân đội Đức từng bị Hồng quân Liên Xô đánh bại.
|
Hình ảnh chụp Thủ tướng Anh Winston Churchill năm 1942, người vạch ra kế hoạch bắt đầu chiến tranh thế giới III.
|
Tinh thần hiếu chiến của Thủ tướng Churchill là một trong số những yếu tố khiến ông muốn lên kế hoạch phát động cuộc chiến tranh thế giới III.
Trong cuộc chiến Winston, Max Hastings viết rằng Thủ tướng Churchill rất hài lòng khi nhìn thấy sự sụp đổ của phát xít Đức đã "gần như làm lu mờ hoàn toàn" chiến thắng của Liên Xô ở Đông Âu.
Tuy nhiên, đến năm 1945, Liên Xô đã mạnh mẽ hơn rất nhiều và nước Anh yếu thế hơn nhiều so với Thủ tướng Churchill đã dự đoán. Trong một bài phát biểu tại Hội nghị Yalta vào tháng 2/1945, ông Churchill phát biểu: "Một bên là con gấu lớn Nga, một bên khác là voi lớn Mỹ và nước Anh nhỏ bé bị kẹp ở giữa giống như con lừa”.
Quan điểm chống lại Liên Xô của Thủ tướng Churchill càng vững chắc hơn sau khi biết Mỹ gặt hái thành công trong chương trình bom nguyên tử.
Tham mưu trưởng lực lượng quân đội hoàng gia Anh, Tướng Alan Brooke cho biết rằng, Thủ tướng Churchill đã nói với ông tại Hội nghị Potsdam vào tháng 7/1945 rằng: "Chúng tôi có thể nói với Liên Xô rằng nếu họ cứ khăng khăng làm điều này hay điều kia thì chúng tôi chỉ có thể xóa xổ thành phố Moscow và sau đó Stalingrad, Kiev và Sevastopol".
“Chiến dịch không thể tưởng tượng”
|
Thủ tướng Winston Churchill (trái), Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt (giữa) và lãnh đạo Liên Xô Josef Stalin tại hội nghị Yalta năm 1945.
|
Khi được hỏi nước Anh sẽ phải chuẩn bị những gì chỉ trong vài ngày sau khi kết thúc cuộc xung đột đẫm máu nhất trong lịch sử, các tướng Anh nghĩ rằng Thủ tướng Churchill thực sự rất quyết tâm làm nó.
Ông Brooke đã viết trong nhật ký của mình: "Thủ tướng Winston khiến tôi cảm giác thực sự sẽ xảy ra một cuộc chiến khác".
Các tướng đã vẽ lên một kế hoạch và có mã là “Chiến dịch không thể tưởng tượng”. Trong đó, kế hoạch đề xuất quân đội phương Tây tấn công Liên Xô trên một mặt trận kéo dài từ Hamburg ở miền Bắc đến Trieste ở phía Nam.
Nội các chiến tranh Anh liệt kê ra danh sách sức mạnh tổng thể của lực lượng đồng minh ở châu Âu vào ngày 1/7/1945: 64 sư đoàn của Mỹ, 35 sư đoàn của Anh và Dominion, 4 sư đoàn của Ba Lan và 10 sư đoàn của Đức. Tuy nhiên, các sư đoàn của Đức vẫn chưa vội vàng nhập cuộc chiến bởi họ mới bị Liên Xô đả bại. Sau khi huy động các nước đồng minh tham gia cuộc chiến trên, họ sẽ có trong tay tất cả 103 sư đoàn, trong đó có 23 sư đoàn thiết giáp.
Lực lượng đồng minh sẽ phải chống lại quân số hùng hậu của Liên Xô gồm 264 sư đoàn và 36 sư đoàn thiết giáp.
Xét về số lượng chiến đấu cơ, lực lượng Không quân Chiến lược của phe Đồng Minh ở Tây Bắc Âu và Địa Trung Hải có 6.714 máy bay chiến đấu và 2.464 máy bay ném. Trong khi đó, Liên Xô có 9.380 máy bay chiến đấu và 3.380 máy bay ném bom.
Sức mạnh đáng gờm của Liên Xô
Người Đức đã phát hiện ra rằng cuộc chiến chống lại Liên Xô chắc chắn không dễ dàng như đi bộ trong công viên. Nội các chiến tranh cho biết: "Quân đội Liên Xô đã thành lập trung tâm chỉ huy tối cao và có kinh nghiệm chiến đấu. Quân đội Liên Xô sống, hành quân tốt hơn so với quân đội phương Tây. Họ cũng là lực lượng sử dụng chiến thuật đánh táo bạo để có thể đạt được mục tiêu của mình".
"Trang thiết bị vũ khí của Liên Xô được cải thiện nhanh chóng trong suốt cuộc chiến và bây giờ chúng rất tốt. Chúng ta đủ thông tin để biết rằng vũ khí mà họ phát triển không hề thua kém so với các cường quốc. Các cơ sở sản xuất của Liên Xô đã cho thế giới thấy họ đạt được những thành công trong nghiên cứu và cải tiến các loại vũ khí và thiết bị hiện có cũng như đưa chúng vào dây chuyền sản xuất hàng loạt rất ấn tượng. Thậm chí, người Đức còn phải sao chép các tính năng cơ bản của vũ khí Nga", nội các Anh viết.
Trong bản đánh giá có chữ ký của Tham mưu trưởng lực lượng quân đội hoàng gia Anh, Tướng Alan Brooke vào ngày 9/6/1945 kết luận rằng: "Cuộc chiến tranh thế giới III sẽ vượt quá khả năng của nước Anh để giành chiến thắng trong cuộc tấn công “đánh nhanh rút gọn” và chúng ta sẽ phải tiến hành cuộc chiến trường kỳ với sự rủi ro khá cao. Tham vọng đánh bại Liên Xô của nước Anh sẽ tan thành bong bóng nếu như Mỹ chán nản và không quan tâm đến cuộc chiến đó nữa. Và họ bắt đầu rút dần khỏi cuộc chiến và bị hút vào nam châm chiến tranh ở Thái Bình Dương".
|
Đây là rocket V2.
|
Vào ngày 10/6/1945, Thủ tướng Churchill trả lời vấn đề trên: "Nếu lực lượng Mỹ rút quân về nước và di chuyển đến Thái Bình Dương, Liên Xô sẽ có đủ sức mạnh tiến quân đến Biển Bắc và Đại Tây Dương. Do đó chúng ta hãy cầu nguyện để chúng ta có kế hoạch bảo vệ quốc gia”.
Về vấn đề này, các tướng nhận định Liên Xô có thể cố gắng tấn công các hòn đảo của Anh sau khi họ đến Đại Tây Dương. Họ sẽ cắt thông tin liên lạc đường biển, xâm lược, tấn công trên không và sử dụng tên lửa hoặc các phương pháp chiến đấu mới.
Trong khi chính quyền Anh kiểm tra khả năng này thì họ cũng lo lắng về viễn cảnh một mối đe dọa tiềm ẩn khác: "Có thể, không quân Liên Xô sẽ cố gắng tấn công tất cả các mục tiêu quan trọng của Anh với các máy bay chiến đấu hiện có của mình".
Rocket sẽ đặt ra mối đe dọa lớn đối với Anh: “Quân đội Liên Xô có khả năng sử dụng các vũ khí mới chẳng hạn như các máy bay không người lái, rocket.... Chúng ta có thể sẽ phải hứng chịu đòn tấn công nặng nề của Liên Xô hơn cả khi họ đối phó với quân đội Đức (ví dụ như rocket V-2)", Tham mưu trưởng lực lượng quân đội hoàng gia Anh, Tướng Alan Brooke cho hay.
Tham vọng đả bại Liên Xô tiêu thành mây khói
Nội các chiến tranh của Anh nhận định rằng, kế hoạch đó vượt quá khả năng của 103 sư đoàn quân Đồng minh ở châu Âu, giống như quân đội Napoleon và Hitler cũng thất bại. Trong nhật ký của ông Brooke có ghi: "Ý tưởng trên tất nhiên là rất tuyệt vời, nhưng cơ hội thành công dường như là không thể. Không còn nghi ngờ gì về việc từ nay trở đi Liên Xô là nước mạnh ở châu Âu mà không phải ai cũng có thể dễ dàng động thủ".
Cuối cùng, các tướng lĩnh của Anh lên kế hoạch đến Mỹ gặp Tổng thống Harry Truman và mang về câu trả lời là Washington sẽ không giúp Anh trong kế hoạch đó, hãy tự làm một mình. Do đó, chiến dịch mà Thủ tướng Anh thời đó vẽ ra đã phải khép lại.
TIN LIÊN QUAN
ĐANG ĐỌC NHIỀU