Khi trở lại Ả Rập, vì lo sợ sẽ bị trừng phạt, Mishaal đã tìm cách bỏ trốn ra nước ngoài. Nhưng đáng tiếc, cả hai lại bị phát hiện ngay tại sân bay Jeddah. Trường hợp của Mishaal có thể bị khép tội ngoại tình, bởi cô từng có đính ước với một người trong hoàng tộc. Cũng tại đây, cô gặp một sinh viên Ả Rập tên là Khaled al-Sha’er Mulhallal, vốn là cháu trai của đại sứ Saudi ở Liban. Cả hai người nảy sinh tình cảm, bất chấp sự thật rằng Mishaal là hoàng thân công chúa.
Ở Ả Rập Saudi, ngoại tình là một tội chết, và những vụ việc như vậy rất hiếm khi xảy ra. Bởi theo đạo luật Sharia của người Hồi giáo, một người chỉ có thể bị kết tội ngoại tình khi có ít nhất 4 nhân chứng là nam giới, hoặc nếu không, thì bản thân nghi phạm phải tự mình nhận tội ba lần.
Có câu chuyện kể lại rằng, công chúa Mishaal từng thú nhận: “Tôi đã phạm tội ngoại tình”. Ngay sau đó, vua Khalid ngăn cô lại và cho gọi cô vào phòng riêng. Ông nói: “Con có biết rằng nếu thừa nhận tội danh đến lần thứ hai hoặc thứ ba, ta sẽ không thể cứu con không? Ngay cả ông của con (là anh trai của vua Khalid) cũng không thể cứu con. Con hãy quay lại và chỉ cần nói một điều này thôi, rằng con sẽ không bao giờ gặp lại chàng trai ấy nữa”.
Nhưng khi quay lại, Mishaal lại tiếp tục nhận tội: “Tôi đã phạm tội ngoại tình. Tôi đã phạm tội ngoại tình. Tôi đã phạm tội ngoại tình!” – Chỉ bấy nhiêu đó là đủ cho một cuộc hành quyết vào ngày 15/7/1977.
Thật khó để tin rằng một cô gái am hiểu về sự hà khắc của đạo Hồi giống như Mishaal lại quyết định trở về Ả Rập, rồi bỏ trốn, rồi lại chấp nhận cái chết cùng với người con trai cô yêu thương. Nhưng đó không phải chỉ là câu chuyện riêng của Mishaal, mà còn là của hàng trăm triệu người phụ nữ trong thế giới Hồi giáo. Có bao nhiêu người trong đó dám đứng dậy để “chống đối” lại thứ kỷ luật đã ăn sâu vào máu thịt? Rất nhiều người dân Ả Rập chỉ quanh quẩn cả đời trong những xóm làng nơi họ sinh ra, lầm tưởng rằng cả thế giới đều giống như vùng đất nơi họ đang sống.
Với Mishaal, cô có may mắn được tiếp xúc với thế giới bên ngoài, được làm quen với nhiều nền văn hóa và những tư tưởng tiến bộ khác nhau. Nhưng, sau cùng, cô vẫn là một người phụ nữ Ả Rập. Để vĩnh viễn thoát khỏi mọi kìm kẹp hà khắc, cô gái ấy đã lựa chọn cho mình cái chết.
Khi trở lại Ả Rập, vì lo sợ sẽ bị trừng phạt, Mishaal đã tìm cách bỏ trốn ra nước ngoài. Nhưng đáng tiếc, cả hai lại bị phát hiện ngay tại sân bay Jeddah. Trường hợp của Mishaal có thể bị khép tội ngoại tình, bởi cô từng có đính ước với một người trong hoàng tộc. Cũng tại đây, cô gặp một sinh viên Ả Rập tên là Khaled al-Sha’er Mulhallal, vốn là cháu trai của đại sứ Saudi ở Liban. Cả hai người nảy sinh tình cảm, bất chấp sự thật rằng Mishaal là hoàng thân công chúa.
Ở Ả Rập Saudi, ngoại tình là một tội chết, và những vụ việc như vậy rất hiếm khi xảy ra. Bởi theo đạo luật Sharia của người Hồi giáo, một người chỉ có thể bị kết tội ngoại tình khi có ít nhất 4 nhân chứng là nam giới, hoặc nếu không, thì bản thân nghi phạm phải tự mình nhận tội ba lần.
Có câu chuyện kể lại rằng, công chúa Mishaal từng thú nhận: “Tôi đã phạm tội ngoại tình”. Ngay sau đó, vua Khalid ngăn cô lại và cho gọi cô vào phòng riêng. Ông nói: “Con có biết rằng nếu thừa nhận tội danh đến lần thứ hai hoặc thứ ba, ta sẽ không thể cứu con không? Ngay cả ông của con (là anh trai của vua Khalid) cũng không thể cứu con. Con hãy quay lại và chỉ cần nói một điều này thôi, rằng con sẽ không bao giờ gặp lại chàng trai ấy nữa”.
Nhưng khi quay lại, Mishaal lại tiếp tục nhận tội: “Tôi đã phạm tội ngoại tình. Tôi đã phạm tội ngoại tình. Tôi đã phạm tội ngoại tình!” – Chỉ bấy nhiêu đó là đủ cho một cuộc hành quyết vào ngày 15/7/1977.
Thật khó để tin rằng một cô gái am hiểu về sự hà khắc của đạo Hồi giống như Mishaal lại quyết định trở về Ả Rập, rồi bỏ trốn, rồi lại chấp nhận cái chết cùng với người con trai cô yêu thương. Nhưng đó không phải chỉ là câu chuyện riêng của Mishaal, mà còn là của hàng trăm triệu người phụ nữ trong thế giới Hồi giáo. Có bao nhiêu người trong đó dám đứng dậy để “chống đối” lại thứ kỷ luật đã ăn sâu vào máu thịt? Rất nhiều người dân Ả Rập chỉ quanh quẩn cả đời trong những xóm làng nơi họ sinh ra, lầm tưởng rằng cả thế giới đều giống như vùng đất nơi họ đang sống.
Với Mishaal, cô có may mắn được tiếp xúc với thế giới bên ngoài, được làm quen với nhiều nền văn hóa và những tư tưởng tiến bộ khác nhau. Nhưng, sau cùng, cô vẫn là một người phụ nữ Ả Rập. Để vĩnh viễn thoát khỏi mọi kìm kẹp hà khắc, cô gái ấy đã lựa chọn cho mình cái chết.