Dự án Địa đạo tổ chim ưng (Hawks Nest Tunnel) của Công ty Union Carbide and Carbon Corp nằm ở sông New, cạnh cây cầu Gauley, phía Tây Nam tiểu bang Virginia đã thu hút hàng ngàn thợ mỏ Mỹ đến làm việc trong thời kỳ Đại khủng hoảng (1929 - 1939). Đa số thợ mỏ là những người Mỹ gốc Phi. Họ làm việc ở các hầm mỏ với hy vọng sẽ kiếm được tiền trang trải cuộc sống trong thời kỳ khủng hoảng trầm trọng.Những thợ mỏ ở Mỹ không ngờ rằng công việc của họ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đe dọa đến tính mạng.Cụ thể, các thợ mỏ thường làm việc 10 - 15 tiếng mỗi ngày. Trong quá trình làm việc, thợ mỏ tiến hành khoan lỗ và xếp chất nổ vào bên trong để nổ tung lớp đá sa thạch tiến đến thi công địa đạo.Việc làm này vô tình gây ra lượng lớn bụi silic. Do làm việc trong địa đạo thời gian dài, thợ mỏ vô tình hít phải lượng lớn bụi silic vào trong cơ thể.Mỗi ngày khi đi ra khỏi địa đạo, thợ mỏ nào cũng phủ đầy bụi silic trên cơ thể, quần áo.Lâu dần, nhiều thợ mỏ bị đau ốm và tử vong. Theo thông báo của Quốc hội Mỹ, khoảng 300 thợ mỏ chết khi làm việc tại đây là do hít phải bụi silic.Thế nhưng, giáo sư Martin Cherniack ước tính rằng, số thợ mỏ tử vong vì thảm kịch này ít nhất là hơn 700 người.Trước cái chết của hàng trăm thợ mỏ, một số người khác bỏ công việc đang làm, tìm kiếm công việc mới an toàn hơn.
Mời bạn đọc xem video: Sập hầm ở Nam Phi làm 200 thợ mỏ mắc kẹt. Nguồn: VTC14
Dự án Địa đạo tổ chim ưng (Hawks Nest Tunnel) của Công ty Union Carbide and Carbon Corp nằm ở sông New, cạnh cây cầu Gauley, phía Tây Nam tiểu bang Virginia đã thu hút hàng ngàn thợ mỏ Mỹ đến làm việc trong thời kỳ Đại khủng hoảng (1929 - 1939).
Đa số thợ mỏ là những người Mỹ gốc Phi. Họ làm việc ở các hầm mỏ với hy vọng sẽ kiếm được tiền trang trải cuộc sống trong thời kỳ khủng hoảng trầm trọng.
Những thợ mỏ ở Mỹ không ngờ rằng công việc của họ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đe dọa đến tính mạng.
Cụ thể, các thợ mỏ thường làm việc 10 - 15 tiếng mỗi ngày. Trong quá trình làm việc, thợ mỏ tiến hành khoan lỗ và xếp chất nổ vào bên trong để nổ tung lớp đá sa thạch tiến đến thi công địa đạo.
Việc làm này vô tình gây ra lượng lớn bụi silic. Do làm việc trong địa đạo thời gian dài, thợ mỏ vô tình hít phải lượng lớn bụi silic vào trong cơ thể.
Mỗi ngày khi đi ra khỏi địa đạo, thợ mỏ nào cũng phủ đầy bụi silic trên cơ thể, quần áo.
Lâu dần, nhiều thợ mỏ bị đau ốm và tử vong. Theo thông báo của Quốc hội Mỹ, khoảng 300 thợ mỏ chết khi làm việc tại đây là do hít phải bụi silic.
Thế nhưng, giáo sư Martin Cherniack ước tính rằng, số thợ mỏ tử vong vì thảm kịch này ít nhất là hơn 700 người.
Trước cái chết của hàng trăm thợ mỏ, một số người khác bỏ công việc đang làm, tìm kiếm công việc mới an toàn hơn.
Mời bạn đọc xem video: Sập hầm ở Nam Phi làm 200 thợ mỏ mắc kẹt. Nguồn: VTC14