Nằm cách thành phố Quebec, Canada khoảng 600 km về phía bắc, thị trấn "ma" Gagnon không giống bất cứ nơi nào tương tự trên thế giới.Thị trấn Gagnon được thành lập vào năm 1960 sau khi phát hiện ra quặng sắt trong khu vực. Khi ấy, bờ hồ Barbel được chọn làm nơi xây dựng thị trấn Gagnon.Với sự phát triển của việc khai thác mỏ, số lượng người đổ về thị trấn Gagnon ngày càng tăng. Do đó, các cơ sở hạ tầng như bệnh viện, sân bay, nhà thờ, trường tiểu học, trung học và các doanh nghiệp khác được xây dựng khắp thị trấn. Vào thời kỳ hưng thịnh nhất, Gagnon là nơi sinh sống và làm việc của khoảng 4.000 thợ mỏ và gia đình.Vào những năm 1970, sản xuất thép giảm trên khắp khu vực Bắc Mỹ do hậu quả của cuộc suy thoái năm 1973 - 1975. Sự kiện này tác động đến tận thập niên 80.Vào năm 1977, các mỏ trong khu vực Gagnon cạn kiệt. Vì vậy, người dân nơi đây chuyển hoạt động khai thác đến đến mỏ ở hồ Lửa (Fire Lake), nằm cách Gagnon khoảng 90 km về phía đông bắc.Đến giữa những năm 1980, các mỏ không còn mang lại lợi nhuận lớn như trước. Vì vậy, giới chức quyết định đóng cửa các mỏ.Tiếp đến, chính quyền sơ tán toàn bộ người dân ở thị trấn Gagnon đến nơi khác sinh sống.Vào năm 1985, nhà chức trách tiến hành tháo dỡ, san bằng toàn bộ các công trình ở thị trấn Gagnon. Vì vậy, Gagnon trở thành thị trấn "ma" hoang vắng không có bất cứ bất cứ ngôi nhà hay cơ sở hạ tầng nào.Dấu vết duy nhất về sự tồn tại của thị trấn Gagnon hưng thịnh một thời là những con đường chính và đường băng sân bay.Vào năm 1987, tuyến đường cao tốc được xây dựng xuyên qua thị trấn Gagnon nối Baie-Comeau với Labrador. Mời độc giả xem video: Thị trấn "ma" ở Mỹ hồi sinh. Nguồn: VTC1.
Nằm cách thành phố Quebec, Canada khoảng 600 km về phía bắc, thị trấn "ma" Gagnon không giống bất cứ nơi nào tương tự trên thế giới.
Thị trấn Gagnon được thành lập vào năm 1960 sau khi phát hiện ra quặng sắt trong khu vực. Khi ấy, bờ hồ Barbel được chọn làm nơi xây dựng thị trấn Gagnon.
Với sự phát triển của việc khai thác mỏ, số lượng người đổ về thị trấn Gagnon ngày càng tăng. Do đó, các cơ sở hạ tầng như bệnh viện, sân bay, nhà thờ, trường tiểu học, trung học và các doanh nghiệp khác được xây dựng khắp thị trấn. Vào thời kỳ hưng thịnh nhất, Gagnon là nơi sinh sống và làm việc của khoảng 4.000 thợ mỏ và gia đình.
Vào những năm 1970, sản xuất thép giảm trên khắp khu vực Bắc Mỹ do hậu quả của cuộc suy thoái năm 1973 - 1975. Sự kiện này tác động đến tận thập niên 80.
Vào năm 1977, các mỏ trong khu vực Gagnon cạn kiệt. Vì vậy, người dân nơi đây chuyển hoạt động khai thác đến đến mỏ ở hồ Lửa (Fire Lake), nằm cách Gagnon khoảng 90 km về phía đông bắc.
Đến giữa những năm 1980, các mỏ không còn mang lại lợi nhuận lớn như trước. Vì vậy, giới chức quyết định đóng cửa các mỏ.
Tiếp đến, chính quyền sơ tán toàn bộ người dân ở thị trấn Gagnon đến nơi khác sinh sống.
Vào năm 1985, nhà chức trách tiến hành tháo dỡ, san bằng toàn bộ các công trình ở thị trấn Gagnon. Vì vậy, Gagnon trở thành thị trấn "ma" hoang vắng không có bất cứ bất cứ ngôi nhà hay cơ sở hạ tầng nào.
Dấu vết duy nhất về sự tồn tại của thị trấn Gagnon hưng thịnh một thời là những con đường chính và đường băng sân bay.
Vào năm 1987, tuyến đường cao tốc được xây dựng xuyên qua thị trấn Gagnon nối Baie-Comeau với Labrador.
Mời độc giả xem video: Thị trấn "ma" ở Mỹ hồi sinh. Nguồn: VTC1.