Ở Nga, có một "thành phố'"kỳ lạ, trên những ngọn đồi xanh mướt với hoa lá thơ mộng nhìn ra thung lũng sông Fiagdon và ngọn núi cao hơn 4000m, thuộc Ossetia-Alania.'"Thành phố" đẹp như tranh vẽ này không phải dành cho người đang sống mà dành cho người chết. Người dân nơi đây thường gọi khu vực này với cái tên '"thành phố ma" hay "thành phố chết". '"Thành phố ma" được xây dựng vào thế kỷ 14 sau công nguyên, là nơi mà người dân dưới thung lũng cải táng người chết. Tất cả những căn nhà ở "thành phố ma" đều được xây dựng với thiết kế gần như giống nhau, kiểu kiến trúc Nakh, có mái hình tháp tầng và nhọn bên trên. Nguyên liệu chủ yếu là đá vôi và đất sét. "Thành phố" có hàng trăm căn "nhà ma" lớn nhỏ. Căn nhà được thiết kế dưới một nền phẳng và gần như kín mít, chỉ để lại một lỗ hở hình vuông đủ để đưa xác chết vào bên trong.Một "căn nhà ma" là "nơi ở" dành cho nhiều người khi họ qua đời. Họ mang theo quần áo, đồ dùng cá nhân của người đã khuất và đặt xác vào đó. Theo quan niệm của người dân nơi đây, việc cải táng chung trong một "căn nhà" như vậy là cách mà ông bà tổ tiên và con cháu trong gia đình luôn được đoàn tụ khi sang thế giới bên kia. Đó cũng là cách mà họ có thể tiết kiệm đất cho việc trồng trọt trong khi quỹ đất trồng trọt rất hạn hẹp. Theo sử sách, vào thế kỷ 17, Ossetia đã trải qua bệnh dịch nguy hiểm. Người dân đã bất lực chứng kiến cảnh người thân ra đi mà không có cách nào giúp đỡ. Những người mắc bệnh cũng tự nguyện cách ly để tránh lây bệnh cho người thân bằng việc tự đi đến "căn nhà" này chờ chết.Trong lúc chờ chết, họ sống vật vờ bằng thức ăn thừa và những mẩu bánh mỳ mà những người cảm thương bố thí. Từ rất xa xưa người dân đã tìm cách tránh xa nơi này vì họ tin vào một lời nguyền: Bất cứ ai cả gan bước tới "thành phố" thì khó lòng thoát chết. Chính vì vậy, cho tới tận bây giờ, dù nơi đây đã trở thành địa điểm du lịch, nhưng rất ít khách đặt chân tới 'thành phố' này ngoài những nhà nghiên cứu.
Ở Nga, có một "thành phố'"kỳ lạ, trên những ngọn đồi xanh mướt với hoa lá thơ mộng nhìn ra thung lũng sông Fiagdon và ngọn núi cao hơn 4000m, thuộc Ossetia-Alania.
'"Thành phố" đẹp như tranh vẽ này không phải dành cho người đang sống mà dành cho người chết.
Người dân nơi đây thường gọi khu vực này với cái tên '"thành phố ma" hay "thành phố chết".
'"Thành phố ma" được xây dựng vào thế kỷ 14 sau công nguyên, là nơi mà người dân dưới thung lũng cải táng người chết.
Tất cả những căn nhà ở "thành phố ma" đều được xây dựng với thiết kế gần như giống nhau, kiểu kiến trúc Nakh, có mái hình tháp tầng và nhọn bên trên.
Nguyên liệu chủ yếu là đá vôi và đất sét. "Thành phố" có hàng trăm căn "nhà ma" lớn nhỏ.
Căn nhà được thiết kế dưới một nền phẳng và gần như kín mít, chỉ để lại một lỗ hở hình vuông đủ để đưa xác chết vào bên trong.
Một "căn nhà ma" là "nơi ở" dành cho nhiều người khi họ qua đời. Họ mang theo quần áo, đồ dùng cá nhân của người đã khuất và đặt xác vào đó.
Theo quan niệm của người dân nơi đây, việc cải táng chung trong một "căn nhà" như vậy là cách mà ông bà tổ tiên và con cháu trong gia đình luôn được đoàn tụ khi sang thế giới bên kia. Đó cũng là cách mà họ có thể tiết kiệm đất cho việc trồng trọt trong khi quỹ đất trồng trọt rất hạn hẹp.
Theo sử sách, vào thế kỷ 17, Ossetia đã trải qua bệnh dịch nguy hiểm. Người dân đã bất lực chứng kiến cảnh người thân ra đi mà không có cách nào giúp đỡ. Những người mắc bệnh cũng tự nguyện cách ly để tránh lây bệnh cho người thân bằng việc tự đi đến "căn nhà" này chờ chết.
Trong lúc chờ chết, họ sống vật vờ bằng thức ăn thừa và những mẩu bánh mỳ mà những người cảm thương bố thí. Từ rất xa xưa người dân đã tìm cách tránh xa nơi này vì họ tin vào một lời nguyền: Bất cứ ai cả gan bước tới "thành phố" thì khó lòng thoát chết. Chính vì vậy, cho tới tận bây giờ, dù nơi đây đã trở thành địa điểm du lịch, nhưng rất ít khách đặt chân tới 'thành phố' này ngoài những nhà nghiên cứu.