Sự trùng hợp của con số 7 đối với hàng loạt tai nạn hàng không trong thời gian qua đang gây ra những đồn đoán về con số này. Ngày 8/3/2014, chiếc máy bay mã số MH-370 của Malaysia đột nhiên mất tích trong khi đang bay. Vụ việc trở thành một điểm nóng trên báo chí cả khu vực và thế giới. Đây là trường hợp đầu tiên liên quan số 7.
Sang tháng 7, một loạt vụ tai nạn hàng không đã xảy ra. Hôm 7/7/2014, chiếc máy bay trực thăng thuộc kiểu Mi-171 của Không quân Việt Nam bị tai nạn. Sau đó 10 ngày, chiếc máy bay dân dụng của Malaysia mang số MH-17 khi bay qua không phận Ukraine lại bị tên lửa bắn rơi.
1 tuần sau đó, chiếc máy bay mang số hiệu AH5017 của hàng không Algerie lại bị rơi ở Mali. Sự trùng hợp của các con số 7 là rõ ràng trong các tai nạn kể trên. Điều đó khiến nhiều người không khỏi đặt câu hỏi liệu con số 7 có liên quan gì đối với các tai nạn đó hay không.
Đó là chưa kể nếu tính theo cách tính của thuật số phương Tây thì năm 2014 cũng có số năm là 7 (quy giản số 2014 về thành số có 1 chữ số theo cách: 2 + 0 + 1 + 4 = 7).
Hãy cùng lược lại các quan niệm từ cổ xưa đến nay về số 7, cả ở phương Đông lẫn phương Tây. Theo trường phái Thuật số của người phương Tây do nhà toán học Pytago là người sáng lập thì số 7 là con số chủ về những điều huyền bí, thần bí. Sách Vận mệnh đời người qua thuật số phương Tây viết: “Nó là con số linh thiêng đối với các hội thần bí của Ấn giáo, Ai Cập, Hy Lạp, Do Thái cổ và cả Trung Quốc.
Nó tượng trưng cho sức mạnh thần linh trong thiên nhiên. Vì không chia chẵn cho số nào cả nên nó được so với Thượng Đế. Số 7 cũng tiêu biểu cho giai đoạn cuối trước khi hoàn thiện và gắn kết với 70 năm của kiếp nhân sinh. Bước đến giai đoạn thứ 8 hoàn tất kiếp này bằng sự chết và những điều chưa biết được. Số 7 chi phối nhịp của sự sống. Thời xa xưa người ta quan niệm có 7 hành tinh tạo ảnh hưởng lên các sự kiện ở trái đất và gắn với 7 ngày trong tuần”.
Còn trong văn hóa phương Đông, số 7 gắn với quan niệm về tháng 7 là tháng cô hồn, tháng có ngày xá tội vong nhân… Người phương Đông theo Phật giáo tin rằng tháng 7 là tháng mà cửa Quỷ Môn Quan được mở để ma quỷ được trở về dương thế. Dân gian cho rằng vào ngày mùng 2 tháng 7, Diêm Vương cho mở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ tự do trở về dương thế. Diêm Vương cũng hạn cho ma quỷ phải trở về âm phủ vào đêm 14/7.
Do đó, trong nửa đầu tháng 7, ma quỷ sẽ tung hoành ác nghiệt ở dương thế. Bởi thế mà người ta gọi tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn. Ở Việt Nam, trong tháng “cô hồn” người buôn bán làm ăn không cầu lãi lớn, chỉ mong giữ mức trung bình và hễ có gặp điều không may mắn thì cũng tự an ủi là do gặp vận xui của tháng. Đối với miền Bắc, tháng 7 âm là tháng mưa ngâu, trời đất âu sầu, con người cũng vì thế mà bị ảnh hưởng. Người dân cũng hay đốt vàng mã cho người đã khuất vào dịp rằm tháng 7.
Vào tháng 7, những hôm trời trong trăng sáng, nhiều người già vẫn chỉ cho con cháu đâu là sông Ngân Hà, đâu là con vịt, đâu là cái thuyền chở vàng mã mà người dương đốt cho người âm. Dường như người ta quan niệm rằng tháng 7 là thời điểm mà sự cách biệt Âm – Dương tạm thời được xóa bỏ.
Thêm vào đó, tại một số địa phương, người ta lại coi số 7 là một số không lấy gì làm may mắn tốt đẹp. Trong việc chọn ngày để đi đâu đó xa, người Việt không bao giờ chọn ngày có số 7. Dân ta có câu “chớ đi ngày 7 chớ về ngày 3” là để chỉ việc đó.
Với những chi tiết đã nêu, rõ ràng cả phương Đông và phương Tây, số 7 được cho là liên quan mật thiết đến lĩnh vực tâm linh, huyền bí và đại diện cho sức mạnh huyền bí. Tuy nhiên, ở phương Đông, và Việt Nam nói riêng, con số 7 lại được gán cho thêm những sự kém may mắn. Mặc dù vậy, sẽ khó có thể thuyết phục khi gán những thảm họa hàng không vừa qua là do sức ảnh hưởng của số 7.
Sự trùng hợp của con số 7 đối với hàng loạt tai nạn hàng không trong thời gian qua đang gây ra những đồn đoán về con số này. Ngày 8/3/2014, chiếc máy bay mã số MH-370 của Malaysia đột nhiên mất tích trong khi đang bay. Vụ việc trở thành một điểm nóng trên báo chí cả khu vực và thế giới. Đây là trường hợp đầu tiên liên quan số 7.
Sang tháng 7, một loạt vụ tai nạn hàng không đã xảy ra. Hôm 7/7/2014, chiếc máy bay trực thăng thuộc kiểu Mi-171 của Không quân Việt Nam bị tai nạn. Sau đó 10 ngày, chiếc máy bay dân dụng của Malaysia mang số MH-17 khi bay qua không phận Ukraine lại bị tên lửa bắn rơi.
1 tuần sau đó, chiếc máy bay mang số hiệu AH5017 của hàng không Algerie lại bị rơi ở Mali. Sự trùng hợp của các con số 7 là rõ ràng trong các tai nạn kể trên. Điều đó khiến nhiều người không khỏi đặt câu hỏi liệu con số 7 có liên quan gì đối với các tai nạn đó hay không.
Đó là chưa kể nếu tính theo cách tính của thuật số phương Tây thì năm 2014 cũng có số năm là 7 (quy giản số 2014 về thành số có 1 chữ số theo cách: 2 + 0 + 1 + 4 = 7).
Hãy cùng lược lại các quan niệm từ cổ xưa đến nay về số 7, cả ở phương Đông lẫn phương Tây. Theo trường phái Thuật số của người phương Tây do nhà toán học Pytago là người sáng lập thì số 7 là con số chủ về những điều huyền bí, thần bí. Sách Vận mệnh đời người qua thuật số phương Tây viết: “Nó là con số linh thiêng đối với các hội thần bí của Ấn giáo, Ai Cập, Hy Lạp, Do Thái cổ và cả Trung Quốc.
Nó tượng trưng cho sức mạnh thần linh trong thiên nhiên. Vì không chia chẵn cho số nào cả nên nó được so với Thượng Đế. Số 7 cũng tiêu biểu cho giai đoạn cuối trước khi hoàn thiện và gắn kết với 70 năm của kiếp nhân sinh. Bước đến giai đoạn thứ 8 hoàn tất kiếp này bằng sự chết và những điều chưa biết được. Số 7 chi phối nhịp của sự sống. Thời xa xưa người ta quan niệm có 7 hành tinh tạo ảnh hưởng lên các sự kiện ở trái đất và gắn với 7 ngày trong tuần”.
Còn trong văn hóa phương Đông, số 7 gắn với quan niệm về tháng 7 là tháng cô hồn, tháng có ngày xá tội vong nhân… Người phương Đông theo Phật giáo tin rằng tháng 7 là tháng mà cửa Quỷ Môn Quan được mở để ma quỷ được trở về dương thế. Dân gian cho rằng vào ngày mùng 2 tháng 7, Diêm Vương cho mở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ tự do trở về dương thế. Diêm Vương cũng hạn cho ma quỷ phải trở về âm phủ vào đêm 14/7.
Do đó, trong nửa đầu tháng 7, ma quỷ sẽ tung hoành ác nghiệt ở dương thế. Bởi thế mà người ta gọi tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn. Ở Việt Nam, trong tháng “cô hồn” người buôn bán làm ăn không cầu lãi lớn, chỉ mong giữ mức trung bình và hễ có gặp điều không may mắn thì cũng tự an ủi là do gặp vận xui của tháng.
Đối với miền Bắc, tháng 7 âm là tháng mưa ngâu, trời đất âu sầu, con người cũng vì thế mà bị ảnh hưởng. Người dân cũng hay đốt vàng mã cho người đã khuất vào dịp rằm tháng 7.
Vào tháng 7, những hôm trời trong trăng sáng, nhiều người già vẫn chỉ cho con cháu đâu là sông Ngân Hà, đâu là con vịt, đâu là cái thuyền chở vàng mã mà người dương đốt cho người âm. Dường như người ta quan niệm rằng tháng 7 là thời điểm mà sự cách biệt Âm – Dương tạm thời được xóa bỏ.
Thêm vào đó, tại một số địa phương, người ta lại coi số 7 là một số không lấy gì làm may mắn tốt đẹp. Trong việc chọn ngày để đi đâu đó xa, người Việt không bao giờ chọn ngày có số 7. Dân ta có câu “chớ đi ngày 7 chớ về ngày 3” là để chỉ việc đó.
Với những chi tiết đã nêu, rõ ràng cả phương Đông và phương Tây, số 7 được cho là liên quan mật thiết đến lĩnh vực tâm linh, huyền bí và đại diện cho sức mạnh huyền bí. Tuy nhiên, ở phương Đông, và Việt Nam nói riêng, con số 7 lại được gán cho thêm những sự kém may mắn. Mặc dù vậy, sẽ khó có thể thuyết phục khi gán những thảm họa hàng không vừa qua là do sức ảnh hưởng của số 7.