Có niên đại vào thế kỷ 16-17, ngôi mộ chứa bộ hài cốt được cho là ma cà rồng trên đã được các nhà khảo cổ khai quật tại thị trấn Kamien Pomorski, tây bắc Ba Lan.
Bên cạnh một miếng gạch được đặt ở miệng để loại bỏ hàm răng trên, bộ hài cốt này còn có một chân bị đâm xuyên một lỗ. Từ đó, người ta suy đoán hành động đâm xuyên chân bộ hài cốt trên nhằm mục đích ngăn không cho xác chết bị tình nghi là ma cà rồng đội mồ sống lại.
|
Ba Lan mới phát hiện một bộ hài cốt được cho là "ma cà rồng". |
"Một mẩu gạch vụn có trong miệng và một chân bị đâm xuyên qua đích thực là trong những cách chôn cất một ma cà rồng", Slawomir Gorka - nhà khảo cổ đứng đầu cuộc khai quật bộ xương "ma cà rồng" trên cho biết.
Theo nhà nghiên cứu Gorka, những nghi lễ chôn cất ma cà rồng trong những ngôi mộ giống như trên khá phổ biến trong xã hội từ thế kỷ 13 - 17.
Vào thời xưa, người lo ngại rằng, những người bị tình nghi là ma cà rồng sẽ đội mồ sống lại giống như zombie (hay còn gọi xác sống hoặc thây ma biết đi). Trong một số trường hợp, để tiêu diệt các sinh vật được cho là ma cà rồng có khả năng tái sinh, người ta đặt một hòn đá hoặc gạch vào miệng của sinh vật hút máu người khủng khiếp đó, để chúng chết vì đói.
Năm 2013, các nhà khảo cổ Ba Lan đã tìm thấy một ngôi mộ gần thành phố Gliwice. Tại đây, họ phát hiện nhiều bộ xương được an táng khác thường. Cụ thể, 4 bộ hài cốt có phần xương sọ đứt rời, không nằm ở vị trí thông thường, mà được đặt giữa hai chân. Đây là dấu hiệu khiến các nhà khoa học suy đoán những bộ hài cốt đó là của những người bị kết tội là ma cà rồng. Theo các tài liệu cho thấy vào thời Trung cổ, những người bị nghi là ma cà rồng thường bị hành hình bằng cách chặt đầu hoặc treo cổ. Đến khi chôn cất, phần đầu của xác chết đó không được đặt đúng vị trí mà thường đặt lên đôi chân khiến con ma cà rồng không thể đội mồ sống dậy.