Bí ẩn 10 nền văn minh bị “xóa sổ”

Google News

(Kiến Thức) - Bên cạnh những nền văn minh nổi tiếng như Hy Lạp, La Mã, còn có những đế chế hùng mạnh khác trong lịch sử đã bị xóa sổ đầy bí ẩn.

10. Aksum
Aksum (hay còn gọi Axum) là vương quốc của Nữ hoàng Sheba đã biến mất khỏi trái đất từ lâu. Vương quốc này từng trở thành hình mẫu đi đầu trong trí tưởng tượng của các nước phương Tây.
Vương quốc của người Ethiopia không phải huyền thoại. Nó là một cường quốc thương mại quốc tế. Nhờ mạng lưới giao thông của sông Nile và Red nên thương mại Aksum phát triển mạnh. Vào thời gian đầu công nguyên, hầu hết người Ethiopia nằm dưới sự cai trị của đế chế Aksumite. Với sức mạnh và sự thịnh vượng của mình, đế chế này mở rộng ảnh hưởng sang cả Arabia. Vào thế kỷ III, một nhà triết học Ba Tư đã viết rằng, Aksum là một trong 4 vương quốc lớn nhất thế giới thời đó (3 vương quốc còn lại là Roma, Trung Quốc và Ba Tư).
Nếu không có sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của đạo Hồi thì nền văn minh Aksum có thể tiếp tục thống trị khu vực Đông Phi. Sau cuộc chinh phục ở biển Đỏ, Aksum mất lợi thế thương mại của mình vào tay các nước láng giềng.
9. Kush
Nền văn minh này từng nằm dưới sự cai trị của người Ai Cập cổ đại. Vùng đất này dồi dào tài nguyên vàng và kim loại quý hiếm khác. Kush bị các nước láng giềng chinh phục và cai trị trong gần nửa thiên niên kỷ (vào khoảng năm 1500 - 1000 trước công nguyên). 
Trong thế kỷ IX trước công nguyên, sự bất ổn tại Ai Cập khiến người Kush vùng lên giành độc lập dân tộc. Chính dân tộc này đã chinh phục Ai Cập vào năm 750 trước công nguyên. Vào thế kỷ tiếp theo, một loạt các vị Pharaoh cai trị Kush đã mở rộng lãnh thổ và vượt xa so với người tiền nhiệm Ai Cập trước đó. Tuy nhiên, trong cuộc xâm lược Assyria của người Ai Cập, nền văn minh Kush lại bị lật đổ.
Sau đó, người Kush di chuyển về phía Nam và xây dựng thành trì ở Meroe trên bờ phía Đông Nam của sông Nile. Tại đây, họ thoát khỏi ảnh hưởng của Ai Cập và phát triển nền văn minh riêng mà bây giờ gọi là Meroitic. Vị vua cuối cùng của người Kush qua đời vào năm 300.
8. Yam
Dựa trên những chữ khắc của nhà thám hiểm Ai Cập Harkhuf thì nền văn minh Yam là một vùng đất của "hương, gỗ mun, da báo, ngà voi và vũ khí boomerang".
Những nhà Ai Cập học từ lâu cho rằng vùng đất này nằm cách sông Nile khoảng vài trăm km. Có quan điểm cho rằng, với trí tuệ không quá nổi trội, người Ai Cập cổ đại sẽ không thể vượt qua sự khắc nghiệt của sa mạc Sahara.
Nhưng có vẻ nhiều người đã đánh giá thấp thương nhân Ai Cập cổ đại bởi vì các nhà khảo cổ tìm được chữ tượng hình cách phía Tây Nam của sông Nile khoảng 700 km. Nó là bằng chứng xác nhận sự thông thương giữa Yam và Ai Cập. Từ đó suy luận rằng, nền văn minh Yam nằm ở vùng cao nguyên phía Bắc Chad.
7. Đế chế Hung Nô
Đế chế Hung Nô hùng mạnh là một liên minh giữa các dân tộc du mục đã thống trị khu vực phía Bắc Trung Quốc từ thế kỷ III trước công nguyên cho đến thế kỷ I trước công nguyên. Nó giúp chúng ta liên tưởng đến quân đội Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn.
Người Hung Nô đã có cuộc tấn công vào quân đội nhà Tần trong một thời gian dài. Nhà Tần đã phải xây dựng Vạn lý Trường thành để ngăn chặn sự tấn công từ phương Bắc của người Hung Nô. Đây là một cuộc nội chiến ở Trung Quốc nhằm tranh chấp lãnh thổ. Nhưng do liên tiếp xảy ra các cuộc xung đột với nhà Hán và các bộ tộc du mục khác nên người Hung Nô dần dần bị suy yếu sức mạnh. Cuối cùng, họ bị đánh bại và nằm dưới sự cai trị của nhà Minh. Tuy nhiên, họ được đánh giá là nền văn minh đầu tiên và tồn tại lâu đời nhất trong số những đế quốc thảo nguyên du mục ở châu Á.
6. Greco - Bactria
Khi Alexander đột ngột qua đời, người Macedonia đã không quay trở về quê hương của mình. Trong số đó có Seleucus I Nicator đã chiếm được khá nhiều thứ từ đế chế Mediterrraean ở phía Tây mà ngày nay là lãnh thổ của Pakistan ở khu phía Đông. Tuy nhiên, ngay cả đế chế Seleucid khá nổi tiếng sau đó cũng tách ra khỏi Greco - Bactria.
Trong thế kỷ III trước công nguyên, Bactria (bây giờ là Afghanistan và Tajikistan) vô cùng hùng mạnh nên đã tuyên bố độc lập. Nhiều tài liệu mô tả đó là một vùng đất giàu có và có số lượng lớn tiền đúc còn sót lại cho đến ngày nay. 
Greco - Bactria là trung tâm giao thoa giữa các nền văn hóa: Ba Tư, Ấn Độ, người Scythia và một số nhóm du mục hợp thành. Tất nhiên, vị trí và sự giàu có của Greco - Bactria khiến kẻ thù luôn dòm ngó nên thỉnh thoảng xảy ra xung đột.
5. Yuezhi
Nền văn minh Yuezhi là một liên minh của nhiều bộ tộc du mục sống trên thảo nguyên phía Bắc Trung Quốc. Những thương nhân Yuezhi thường đi những quãng đường xa để trao đổi buôn bán ngọc, lụa và ngựa. Do việc thông thương khá phồn thịnh nên họ trở thành đối tượng tấn công của người Hung Nô. Cuối cùng, Hung Nô đã đánh bật nền văn minh này ra cuộc chiến thông thương ở Trung Quốc.
Sau đó, người Yuezhi chuyển đến khu vực phía Tây. Tại đây, họ đã gặp và đánh bại Greco - Bactria rồi thành lập cộng đồng dân cư mới ở Ấn Độ. Những người dân Yuezhi di cư đến Bactria cũng đổi tên và gọi là Saka. Vào thế kỷ I, II sau công nguyên, nền văn minh Yuezhi đã chiến đấu chống lại người Scythia trong các cuộc chiến tranh ở Pakistan. Trong thời gian này, các bộ lạc Yuezhi cũng củng cố và thiết lập một nền kinh tế nông nghiệp định cạnh định cư.
4. Đế quốc Mitanni
Mitanni tồn tại từ khoảng năm 1500 trước công nguyên cho đến những năm 1200 trước công nguyên. Hiện nó là lãnh thổ của Syria và miền bắc Iraq. Có thể chúng ta đã nghe ít nhất về một người Mitanni nổi tiếng, đó chính là nữ hoàng Nefertiti của Ai Cập. Trước khi trở thành nữ hoàng Ai Cập, bà là công chúa của Mitanni. Khi trưởng thành, Nefertiti kết hôn với pharaoh Ai Cập nhằm củng cố mối quan hệ giữa hai đế chế.
Người dân Mitanni bị ảnh hưởng khá sâu sắc từ nền văn hóa Ấn Độ. Do đó, họ có niềm tin mãnh liệt vào Ấn Độ giáo như quả báo, luân hồi, hỏa táng và niềm tin. Nefertiti và chồng là pharaoh Amenhotep IV đã trở thành những nhân vật trung tâm trong một cuộc cách mạng tôn giáo ở Ai Cập. Nó được cho là có liên quan đến tôn giáo mà nữ hoàng Nefertiti thờ phụng.
3. Tuwana
Khi đế chế Hittite sụp đổ, Tuwana là một trong một số ít các thành bang đã lấp đầy khoảng trống quyền lực của đế chế trên. Hiện nó là lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ .
Trong suốt thế kỷ IX và VIII trước công nguyên, Tuwana là quốc gia nằm giữa Phrygia và Assyrian nên vô cùng thuận lợi trong thương mại hàng hóa khắp Anatolia. Nền văn minh này vô cùng phát triển, có lượng lớn tài sản, cuộc sống của người dân cũng vô cùng giàu có.
Bên cạnh nền kinh tế thương mại phát triển, Tuwana cũng có nền văn hóa phong phú. Quốc gia này sử dụng chữ tượng hình Luwian nhưng sau đó đã sử dụng bảng chữ cái Phoenician.
Cho đến ngày nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm hiểu được nhiều về nền văn minh này. Cho đến năm 2012, tất cả những gì họ biết chỉ là một số ít các chữ viết và tài liệu đề cập đến Tuwana trong một số ghi chép lịch sử của người Assyria.
2. Đế chế Mauryan
Vương triều Maurya trở thành một thế lực hùng mạnh trên hầu hết toàn lãnh thổ Ấn Độ cổ đại, cai trị từ năm 321 đến 185 TCN. Bắt nguồn từ vương quốc Magadha tại đồng bằng hạ du sông Hằng (nay là Bihar, phía đông Uttar Pradesh và Bengal) kinh đô đặt tại Pataliputra (nay là Patna).
Chandragupta Maurya là vị vua đầu tiên thành lập vương triều Maurya vào năm 322 trước công nguyên. Khi đó, ông đã lật đổ vương triều Nanda và nhanh chóng mở rộng thế lực của mình về phía Tây đến vùng Trung và Tây Ấn Độ. Khi đó, ông đã tận dụng các lợi thế là thế lực địa phương ở các vùng này đang xâu xé lẫn nhau sau khi các đội quân Hy Lạp và Ba Tư của Alexandros Đại đế rút lui về phía tây. Năm 320 trước công nguyên, đế chế Mauryan đã hoàn toàn kiểm soát được vùng Tây Bắc Bắc Ấn Độ, đánh bại và chinh phục các vùng đất mà hoàng đế Alexandros để lại.
Đế chế này có thể đã tồn tại lâu hơn nếu không xảy ra một cuộc đảo chính năm 185 trước công nguyên khiến Ấn Độ suy yếu và bị người Hy Lạp xâm chiếm.
1. Nền văn minh Ấn - Hy Lạp
Nền văn minh Ấn - Hy Lạp đã thổi bùng làn sóng văn hóa sang các đế chế khác trong hai thế kỷ tại miền Tây Bắc Ấn Độ .
Một trong những vị vua nổi tiếng nhất của nền văn minh này là vua Menander. Vị vua này đã chuyển sang Phật giáo sau một cuộc tranh luận dài với nhà triết học Nagasena. Một số bằng chứng cho thấy tu sĩ Phật giáo và tín đồ điêu khắc mang đậm phong cách của người Hy Lạp. Đặc biệt, họ ăn mặc hoàn toàn giống người Hy Lạp.
Dựa trên một số tiền đúc của nền văn minh Ấn - Hy Lạp dùng trong quá trình luyện kim rồi gửi đến Trung Quốc, người ta tin rằng hai quốc gia này có sự giao thương với nhau. Theo tài liệu của nhà thám hiểm Trung Quốc Zhang Qian, việc giao thương này có từ rất sớm, vào cuối thế kỷ II trước công nguyên. Nền văn minh này dường như bị sụp đổ sau khi người Yuezhi xâm chiếm mở rộng lãnh thổ về phía Bắc và Ấn Độ tiến đánh khu vực phía Nam nền văn minh Ấn - Hy Lạp.
Tâm Anh (theo LV)

Bình luận(0)