Hai thành phố cổ Harappa và Mohenjo Daro ở Ấn Độ có lịch sử hình thành từ 5.000 năm trước, được coi là chứng tích cho sự huy hoàng của nền văn minh sông Ấn trong lịch sử.
Không chỉ có vậy, các thành phố cổ này còn chữa đựng một bí mật lớn về vụ nổ bom nguyên tử có thể đã xảy ra khoảng năm 1.500 TCN, khiến nền văn minh này đi đến chỗ tiêu vong.
Bằng chứng về "vụ nổ hạt nhân" này bắt đầu từ những bộ xương kỳ lạ được khai quật ở Mohenjo Daro. Những bộ xương khai quật ở đây đều chết trong tình trạng không bình thường. Tất cả đều chết trong nhà hoặc ngoài đường, không được chôn trong huyệt mộ, trong đó nhiều thi thể ngả thành đống.
Tư thế của các bộ xương cũng chứng tỏ những cái chết đã đến một cách đột ngột và đau đớn.
Việc phân tích các bộ xương cho thấy, cư dân thành phố Mohenjo Daro đã chết rất nhanh chóng vì nhiệt độ cực cao, dù không có dấu hiệu về một trận hỏa hoạn lớn được tìm thấy trong các tàn tích.
Nhiệt độ nóng kỳ lạ nào khiến cho cư dân Mohenjo Daro chết đột ngột như vậy? Theo các nhà khoa học, đó chỉ có thể là do một vụ nổ có tính chất tương tự bom hạt nhân.
Có một điều trùng hợp kỳ lạ là sử thi Mahabharata nổi tiếng của Ấn Độ đã từng mô tả đến một thứ vũ khí hủy diệt gây ra cảnh tượng chết chóc giống như thảm cảnh sau vụ nổ bom hạt nhân Hiroshima ở Nhật Bản.
Cuốn sử thi “Ramayana” cũng miêu tả cảnh tượng mấy chục vạn đại quân bị tiêu diệt trong nháy mắt bằng một thứ vũ khí khủng khiếp trên chiến trường được gọi là thành phố Lanka. “Lanka” phải chăng chính là tên gọi xưa kia của thành cổ Mohenjo Daro? Tại Mohenjo Daro, người ta cũng tìm thấy các cấu trúc dạng kính gọi là chất “Tolinidi”, loạt vật chất thường được tìm thấy sau các vụ nổ bom nguyên tử. Phải chăng mảnh đất Ấn Độ xưa kia từng là bãi chiến trường của các cuộc chiến tranh hạt nhân cổ đại? Rất hi vọng các nhà khoa học sẽ làm sáng tỏ điều này trong tương lai.
Hai thành phố cổ Harappa và Mohenjo Daro ở Ấn Độ có lịch sử hình thành từ 5.000 năm trước, được coi là chứng tích cho sự huy hoàng của nền văn minh sông Ấn trong lịch sử.
Không chỉ có vậy, các thành phố cổ này còn chữa đựng một bí mật lớn về vụ nổ bom nguyên tử có thể đã xảy ra khoảng năm 1.500 TCN, khiến nền văn minh này đi đến chỗ tiêu vong.
Bằng chứng về "vụ nổ hạt nhân" này bắt đầu từ những bộ xương kỳ lạ được khai quật ở Mohenjo Daro.
Những bộ xương khai quật ở đây đều chết trong tình trạng không bình thường. Tất cả đều chết trong nhà hoặc ngoài đường, không được chôn trong huyệt mộ, trong đó nhiều thi thể ngả thành đống.
Tư thế của các bộ xương cũng chứng tỏ những cái chết đã đến một cách đột ngột và đau đớn.
Việc phân tích các bộ xương cho thấy, cư dân thành phố Mohenjo Daro đã chết rất nhanh chóng vì nhiệt độ cực cao, dù không có dấu hiệu về một trận hỏa hoạn lớn được tìm thấy trong các tàn tích.
Nhiệt độ nóng kỳ lạ nào khiến cho cư dân Mohenjo Daro chết đột ngột như vậy? Theo các nhà khoa học, đó chỉ có thể là do một vụ nổ có tính chất tương tự bom hạt nhân.
Có một điều trùng hợp kỳ lạ là sử thi Mahabharata nổi tiếng của Ấn Độ đã từng mô tả đến một thứ vũ khí hủy diệt gây ra cảnh tượng chết chóc giống như thảm cảnh sau vụ nổ bom hạt nhân Hiroshima ở Nhật Bản.
Cuốn sử thi “Ramayana” cũng miêu tả cảnh tượng mấy chục vạn đại quân bị tiêu diệt trong nháy mắt bằng một thứ vũ khí khủng khiếp trên chiến trường được gọi là thành phố Lanka. “Lanka” phải chăng chính là tên gọi xưa kia của thành cổ Mohenjo Daro?
Tại Mohenjo Daro, người ta cũng tìm thấy các cấu trúc dạng kính gọi là chất “Tolinidi”, loạt vật chất thường được tìm thấy sau các vụ nổ bom nguyên tử.
Phải chăng mảnh đất Ấn Độ xưa kia từng là bãi chiến trường của các cuộc chiến tranh hạt nhân cổ đại? Rất hi vọng các nhà khoa học sẽ làm sáng tỏ điều này trong tương lai.