Ai ngăn chặn Chiến tranh thế giới 3 nổ ra?

Google News

(Kiến Thức) - Vào ngày 27/10/1962, sĩ quan hải quân Liên Xô Vasili Alexandrovich Arkhipov đã ngăn chặn được cuộc chiến tranh toàn diện giữa Liên Xô và Mỹ.

Vào năm 1962, một tình huống nguy hiểm xảy ra, đặt thế giới bên bờ vực Chiến tranh thế giới 3 khi tàu ngầm Liên Xô đi vào vùng biển Cuba. Trước đó, Mỹ tuyên bố cấm vận vùng biển Cuba.
Vào ngày 27/10/1962, tàu ngầm hạt nhân B-59 của Liên Xô bị lực lượng Mỹ phát hiện. Do đó, 11 tàu khu trục và 1 tàu sân bay của Washington bao vây và ép tàu ngầm Moscow phải nổi lên mặt nước để nhận dạng.
Khi đó, thuyền trưởng tàu ngầm B-59 là Valentin Savitsky đã tin rằng phương tiện của họ đang bị tấn công và dự định phóng một quả ngư lôi đáp trả phía Mỹ. Phía Liên Xô đã giả định trường hợp xấu nhất sẽ có thể xảy ra đó là Chiến tranh thế giới 3 bùng nổ. Chính vì vậy, thuyền trưởng Savitsky đã ra lệnh chuẩn bị bắn một quả ngư lôi có sức nổ 10 kilioton hạt nhân. Mục tiêu nhắm đến của tàu B-59 là tàu sân bay USS Randolf của Mỹ.
ai da ngan chan chien tranh the gioi 3 no ra? hinh anh
 Sĩ quan Arkhipov đã đưa ra quyết định sáng suốt, ngăn chặn Chiến tranh thế giới 3 nổ ra.
Nếu như ngư lôi được phóng khỏi tàu ngầm B-59 thì tàu sân bay Randolf của Mỹ sẽ bị phá hủy và những đám mây hạt nhân sẽ nhanh chóng lan rộng từ biển vào đất liền. Những mục tiêu đầu tiên bị nhắm đến đó là Moscow, London, các căn cứ không quân ở Đông Anglia và những nơi đóng quân ở Đức. Kế đến, các mục tiêu kinh tế sẽ bị tấn công. Sự việc này có thể khiến hơn một nửa dân số Anh tử vong. Khi đó, Mỹ và NATO sẽ có thể triển khai kế hoạch dự phòng mang tên SIOP (Single Integrated Operational Plan) - một kịch bản cho ngày tận thế. Do đó, Mỹ sẽ ném 5.500 vũ khí hạt nhân xuống hàng ngàn mục tiêu, trong đó có cả Albania và Trung Quốc.
Đứng trước tình huống nhạy cảm, dễ xảy ra chiến tranh, quyết định có phóng ngư lôi từ tàu ngầm B-59 của Liên Xô cần được sự đồng ý của 3 sĩ quan cao cấp trên tàu. Khi đó, thuyền trưởng Savitsky muốn phóng ngư lôi về phía tàu của Mỹ. Hai sĩ quan cao cấp khác trên tàu là Vasili Alexandrovich Arkhipov và Ivan Semonovich Maslennikov. 
Trong khi sĩ quan Maslennikov tán thành việc phóng ngư lôi thì sĩ quan Arkhipov lại phản đối. Một cuộc tranh luận gay gắt đã xảy ra trong phòng điều khiển. Cuối cùng, sĩ quan Arkhipov đã thuyết phục được thuyền trưởng Savitsky và sĩ quan Maslennikov cho tàu nổi lên mặt nước. Quyết định này của sĩ quan Arkhipov đã cứu thế giới khỏi tình huống có thể châm ngòi cho Chiến tranh thế giới 3 nổ ra.
Tâm Anh (tổng hợp)

Bình luận(2)

Minh Hiền

Nguyễn Văn Sơn

Vậy va ly hạt nhân được các nguyên thủ giữ có tác dụng gì khi đơn vị tác chiến nào cũng có thể chủ động khai hỏa?

Minh Hiền

duong cuong

Vũ khí hạt nhân là một sự nguy hiểm cho nhân loại, cần phải giải giáp vũ khí hạt nhân của tất cả các nước. Không nên phổ biến loại vũ khí chết chóc này