Năm 1903, Marie Curie đã đi vào lịch sử nhân loại khi trở thành người phụ nữ đầu tiên và duy nhất nhận giải Nobel lĩnh vực vật lý. Nhà khoa học này đã cùng chồng và nhà nghiên cứu Henri Becquerel được vinh danh vì những cống hiến cho nghiên cứu phóng xạ. Đến năm 1911, bà trở thành người phụ nữ đầu tiên và duy nhất nhận giải thưởng Nobel hóa học khi tìm ra hai nguyên tố hóa học radium và polonium. Đây là một trong những sự kiện quan trọng liên quan đến phụ nữ.Vào năm 1910, Đại hội phụ nữ thế giới lần thứ 2 được tổ chức ở thành phố Copenhagen (Ðan Mạch). Theo đó, 100 nữ đại biểu đến từ 17 nước đã quyết định lấy ngày 8/3 làm ngày Quốc tế Phụ nữ.Ngày 25/3/1911, thảm họa tồi tệ đã xảy ra ở thành phố New York, Mỹ. Khi đó, nhà máy Triangle Shirtwaist xảy ra hỏa hoạn. Vụ tai nạn khiến 146 công nhân thiệt mạng, chủ yếu là những nữ công trẻ nhập cư. Các công nhân thiệt mạng không thể thoát ra được bên ngoài là do chủ nhà máy đóng hết các cửa trong giờ làm việc để công nhân không thể ra ngoài hay lấy trộm đồ. Đây được coi là thảm họa kinh hoàng nhất trong lịch sử ngành công nghiệp Mỹ.Vào ngày 23/2/1917 theo lịch Nga, công nhân xuống đường biểu tình đình công, đòi bánh mì và đòi chính quyền trả chồng con họ trở về từ chiến trận. Cuộc đình công này đã khiến Sa hoàng Nicolas II (trong ảnh) phải thoái vị. Đây cũng là một trong những nguyên nhân châm ngòi cho Cách mạng Tháng Mười Nga.Ngày 21/4/1944, Quốc hội Pháp thông qua quyền bầu cử cho phụ nữ Pháp. Theo đó, phụ nữ Pháp có quyền đi bầu Hội đồng thành phố lần đầu tiên vào ngày 20/4/1945 trong khi nam giới Pháp có quyền bầu cử từ năm 1848.Vào ngày 21/7/1960, nữ thượng nghị sĩ Sirimavo Bandaranaike trở thành thủ tướng của Sri Lanka thay cho chồng mình. Vào thời điểm đó, bà Bandaranaike đã viết nên lịch sử khi là người phụ nữ đầu tiên trên thế giới nắm giữ chức vụ quan trọng này trong chính phủ.Đến năm 1975, Liên Hiệp Quốc lấy ngày 8/3 hàng năm làm “Ngày Quốc tế Phụ nữ”. Năm 1975, bà Margaret Thatcher trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Anh. Bà được mọi người biết đến với hình ảnh "người đàn bà thép". Người phụ nữ quyền lực của nước Anh này cũng góp phần kết thúc Chiến tranh Lạnh và là nhà cải cách kinh tế của đất nước với tư duy chính trị sắc bén.Năm 1977, Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết các nước thành viên kỷ niệm ngày 8/3 là ngày vì quyền bình đẳng, sự tiến bộ của phụ nữ và hòa bình cho thế giới.Năm 1986, bà Corazon Aquino đã ghi dấu mốc quan trọng trong lịch sử khi trở thành Tổng thống thứ 11 của Philippines và là người phụ nữ đầu tiên đảm nhận chức vụ tối cao này.
Năm 1903, Marie Curie đã đi vào lịch sử nhân loại khi trở thành người phụ nữ đầu tiên và duy nhất nhận giải Nobel lĩnh vực vật lý. Nhà khoa học này đã cùng chồng và nhà nghiên cứu Henri Becquerel được vinh danh vì những cống hiến cho nghiên cứu phóng xạ. Đến năm 1911, bà trở thành người phụ nữ đầu tiên và duy nhất nhận giải thưởng Nobel hóa học khi tìm ra hai nguyên tố hóa học radium và polonium. Đây là một trong những sự kiện quan trọng liên quan đến phụ nữ.
Vào năm 1910, Đại hội phụ nữ thế giới lần thứ 2 được tổ chức ở thành phố Copenhagen (Ðan Mạch). Theo đó, 100 nữ đại biểu đến từ 17 nước đã quyết định lấy ngày 8/3 làm ngày Quốc tế Phụ nữ.
Ngày 25/3/1911, thảm họa tồi tệ đã xảy ra ở thành phố New York, Mỹ. Khi đó, nhà máy Triangle Shirtwaist xảy ra hỏa hoạn. Vụ tai nạn khiến 146 công nhân thiệt mạng, chủ yếu là những nữ công trẻ nhập cư. Các công nhân thiệt mạng không thể thoát ra được bên ngoài là do chủ nhà máy đóng hết các cửa trong giờ làm việc để công nhân không thể ra ngoài hay lấy trộm đồ. Đây được coi là thảm họa kinh hoàng nhất trong lịch sử ngành công nghiệp Mỹ.
Vào ngày 23/2/1917 theo lịch Nga, công nhân xuống đường biểu tình đình công, đòi bánh mì và đòi chính quyền trả chồng con họ trở về từ chiến trận. Cuộc đình công này đã khiến Sa hoàng Nicolas II (trong ảnh) phải thoái vị. Đây cũng là một trong những nguyên nhân châm ngòi cho Cách mạng Tháng Mười Nga.
Ngày 21/4/1944, Quốc hội Pháp thông qua quyền bầu cử cho phụ nữ Pháp. Theo đó, phụ nữ Pháp có quyền đi bầu Hội đồng thành phố lần đầu tiên vào ngày 20/4/1945 trong khi nam giới Pháp có quyền bầu cử từ năm 1848.
Vào ngày 21/7/1960, nữ thượng nghị sĩ Sirimavo Bandaranaike trở thành thủ tướng của Sri Lanka thay cho chồng mình. Vào thời điểm đó, bà Bandaranaike đã viết nên lịch sử khi là người phụ nữ đầu tiên trên thế giới nắm giữ chức vụ quan trọng này trong chính phủ.
Đến năm 1975, Liên Hiệp Quốc lấy ngày 8/3 hàng năm làm “Ngày Quốc tế Phụ nữ”.
Năm 1975, bà Margaret Thatcher trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Anh. Bà được mọi người biết đến với hình ảnh "người đàn bà thép". Người phụ nữ quyền lực của nước Anh này cũng góp phần kết thúc Chiến tranh Lạnh và là nhà cải cách kinh tế của đất nước với tư duy chính trị sắc bén.
Năm 1977, Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết các nước thành viên kỷ niệm ngày 8/3 là ngày vì quyền bình đẳng, sự tiến bộ của phụ nữ và hòa bình cho thế giới.
Năm 1986, bà Corazon Aquino đã ghi dấu mốc quan trọng trong lịch sử khi trở thành Tổng thống thứ 11 của Philippines và là người phụ nữ đầu tiên đảm nhận chức vụ tối cao này.