"Sự ham chuộng của người đọc chính là thước đo sự thành công của một tờ báo. Thực chất, nếu bỏ qua tính hấp dẫn, tính chiến đấu, tính thuyết phục là làm trái lại những quy luật của báo chí", một phát ngôn của nhà báo Hữu Thọ được tạp chí Tuyên Giáo dẫn lại."Làm báo hiện nay cũng có rất nhiều cạm bẫy. Chúng ta đang sống trong thời kỳ của báo mạng - một sự phát triển của văn minh nhân loại. Tuy nhiên, thực tế hiện nay có rất nhiều thông tin trên mạng thiếu kiểm chứng, nó ẩn danh một cách tự do, vô trách nhiệm khiến ai không có bản lĩnh sẽ bị chìm trong đống rác thông tin. Bởi vậy, chính điều này đặt ra yêu cầu phải nâng cao bản lĩnh và phẩm chất của người làm báo", nhà báo Hữu Thọ trả lời phỏng vấn Báo Giao Thông."Tôi phải đau xót mà nói rằng chưa bao giờ uy tín của báo chí bị giảm sút như hiện nay. Những năm vừa qua báo chí sai phạm quá nhiều, mà sai phạm chủ yếu là thông tin sai sự thật, thậm chí là suy diễn, bịa đặt thông tin làm tổn hại danh dự cá nhân, tổ chức và gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội", nhà báo Hữu Thọ trả lời phỏng vấn Báo Giao Thông."Tôi không biết viết thế nào để thành công vì mỗi bài báo là một sự thử thách, nhưng tôi chắc chắn bài báo sẽ thất bại nếu làm vừa lòng mọi người", lời đề từ của cuốn sách có tên "Người hay cãi" của nhà báo Hữu Thọ."Thông tin mạng ra đời có hai hiện tượng mà người làm báo phải hết sức cảnh giác. Hiện tượng thứ nhất, làm báo sau laptop. Chỉ cần một chiếc máy điện thoại, máy tính có thể truy cập được tất cả thông tin, bài báo, chủ đề mình cần. Đó là mặt lợi, nhưng mặt hại là ít tiếp xúc cá nhân, mà không tiếp xúc cá nhân thì không có điều kiện để quan sát, tìm ra những chi tiết đáng quý để xây dựng các ý tưởng độc đáo. Người làm báo sau laptop thường hay ỉ lại những thông tin trên mạng, lười lẫm đi thực tế, mất khả năng quan sát, làm cho bài báo, tờ báo thiếu sinh động", nhà báo Hữu Thọ trả lời phỏng vấn báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam."Hiện tượng thứ hai, không phân biệt được đúng - sai, không kiểm chứng được thông tin, dẫn đến nhiều thông tin sai lạc. Mạng xã hội, đặc biệt là blog cá nhân, viết hoàn toàn theo sự chủ quan và cảm thụ riêng của người viết. Thông tin trên blog cá nhân có thể góp phần tạo ra dữ liệu nhưng không bao giờ coi đó là chân lý. Có một tác giả đã nói rất đúng: Vào mạng tràn ngập thông tin, nhưng thông tin lại rất khác những thông tin chính thống, chân chính, bổ ích và nhanh chóng", nhà báo Hữu Thọ trả lời phỏng vấn báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam."Làm báo là một nghề. Chỉ làm nghề thì không có tuổi. Nghề nào cũng phải đạt cho được mục tiêu là đưa ra những sản phẩm có ích, được xã hội công nhận. Để đạt được điều đó, với nghề báo, cần lòng yêu nghề, lương tâm nghề nghiệp, trách nhiệm với xã hội, bạn đọc, tính cẩn trọng", nhà báo Hữu Thọ trả lời phỏng vấn báo Sức khỏe & Đời sống."Quan niệm báo chí là quyền lực thứ tư theo tôi vừa không chính xác vừa dễ gây ảo tưởng cho những người làm báo. Thực tế, báo chí không thể... ra lệnh cho ai được. Nói thế này thì đúng hơn: Báo chí là một thế lực tạo ra dư luận xã hội, khởi đầu cho những hành vi của đám đông, từ đó dẫn đến những tác động mạnh mẽ trong xã hội", nhà báo Hữu Thọ trả lời phỏng vấn báo Sức khỏe & Đời sống."Làm báo trung thực, công bằng, đúng mực thì sẽ được tin cậy; sự tin cậy của xã hội là phần thưởng cao quý nhất đối với người làm báo", trích dẫn từ cuốn sách "Mắt sáng, lòng trong, bút sắc" của nhà báo Hữu Thọ."Tôi thì chả có cái bí quyết gì, có điều là mình sống thật với mình. Tôi là nhà báo thì thích sự trao đổi, đặc biệt tôi nghĩ một trong những năng khiếu của nghề làm báo là thích sự trao đổi, và nếu không có người trao đổi thì tự triển khai lấy những ý kiến phản biện để tự mình trao đổi với mình. Tôi thường đi với các đồng chí lãnh đạo như một người giúp việc, mà cũng như một người tâm tình", một phát ngôn của nhà báo Hữu Thọ được báo Công An Nhân Dân dẫn lại.
"Sự ham chuộng của người đọc chính là thước đo sự thành công của một tờ báo. Thực chất, nếu bỏ qua tính hấp dẫn, tính chiến đấu, tính thuyết phục là làm trái lại những quy luật của báo chí", một phát ngôn của nhà báo Hữu Thọ được tạp chí Tuyên Giáo dẫn lại.
"Làm báo hiện nay cũng có rất nhiều cạm bẫy. Chúng ta đang sống trong thời kỳ của báo mạng - một sự phát triển của văn minh nhân loại. Tuy nhiên, thực tế hiện nay có rất nhiều thông tin trên mạng thiếu kiểm chứng, nó ẩn danh một cách tự do, vô trách nhiệm khiến ai không có bản lĩnh sẽ bị chìm trong đống rác thông tin. Bởi vậy, chính điều này đặt ra yêu cầu phải nâng cao bản lĩnh và phẩm chất của người làm báo", nhà báo Hữu Thọ trả lời phỏng vấn Báo Giao Thông.
"Tôi phải đau xót mà nói rằng chưa bao giờ uy tín của báo chí bị giảm sút như hiện nay. Những năm vừa qua báo chí sai phạm quá nhiều, mà sai phạm chủ yếu là thông tin sai sự thật, thậm chí là suy diễn, bịa đặt thông tin làm tổn hại danh dự cá nhân, tổ chức và gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội", nhà báo Hữu Thọ trả lời phỏng vấn Báo Giao Thông.
"Tôi không biết viết thế nào để thành công vì mỗi bài báo là một sự thử thách, nhưng tôi chắc chắn bài báo sẽ thất bại nếu làm vừa lòng mọi người", lời đề từ của cuốn sách có tên "Người hay cãi" của nhà báo Hữu Thọ.
"Thông tin mạng ra đời có hai hiện tượng mà người làm báo phải hết sức cảnh giác. Hiện tượng thứ nhất, làm báo sau laptop. Chỉ cần một chiếc máy điện thoại, máy tính có thể truy cập được tất cả thông tin, bài báo, chủ đề mình cần. Đó là mặt lợi, nhưng mặt hại là ít tiếp xúc cá nhân, mà không tiếp xúc cá nhân thì không có điều kiện để quan sát, tìm ra những chi tiết đáng quý để xây dựng các ý tưởng độc đáo. Người làm báo sau laptop thường hay ỉ lại những thông tin trên mạng, lười lẫm đi thực tế, mất khả năng quan sát, làm cho bài báo, tờ báo thiếu sinh động", nhà báo Hữu Thọ trả lời phỏng vấn báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
"Hiện tượng thứ hai, không phân biệt được đúng - sai, không kiểm chứng được thông tin, dẫn đến nhiều thông tin sai lạc. Mạng xã hội, đặc biệt là blog cá nhân, viết hoàn toàn theo sự chủ quan và cảm thụ riêng của người viết. Thông tin trên blog cá nhân có thể góp phần tạo ra dữ liệu nhưng không bao giờ coi đó là chân lý. Có một tác giả đã nói rất đúng: Vào mạng tràn ngập thông tin, nhưng thông tin lại rất khác những thông tin chính thống, chân chính, bổ ích và nhanh chóng", nhà báo Hữu Thọ trả lời phỏng vấn báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
"Làm báo là một nghề. Chỉ làm nghề thì không có tuổi. Nghề nào cũng phải đạt cho được mục tiêu là đưa ra những sản phẩm có ích, được xã hội công nhận. Để đạt được điều đó, với nghề báo, cần lòng yêu nghề, lương tâm nghề nghiệp, trách nhiệm với xã hội, bạn đọc, tính cẩn trọng", nhà báo Hữu Thọ trả lời phỏng vấn báo Sức khỏe & Đời sống.
"Quan niệm báo chí là quyền lực thứ tư theo tôi vừa không chính xác vừa dễ gây ảo tưởng cho những người làm báo. Thực tế, báo chí không thể... ra lệnh cho ai được. Nói thế này thì đúng hơn: Báo chí là một thế lực tạo ra dư luận xã hội, khởi đầu cho những hành vi của đám đông, từ đó dẫn đến những tác động mạnh mẽ trong xã hội", nhà báo Hữu Thọ trả lời phỏng vấn báo Sức khỏe & Đời sống.
"Làm báo trung thực, công bằng, đúng mực thì sẽ được tin cậy; sự tin cậy của xã hội là phần thưởng cao quý nhất đối với người làm báo", trích dẫn từ cuốn sách "Mắt sáng, lòng trong, bút sắc" của nhà báo Hữu Thọ.
"Tôi thì chả có cái bí quyết gì, có điều là mình sống thật với mình. Tôi là nhà báo thì thích sự trao đổi, đặc biệt tôi nghĩ một trong những năng khiếu của nghề làm báo là thích sự trao đổi, và nếu không có người trao đổi thì tự triển khai lấy những ý kiến phản biện để tự mình trao đổi với mình. Tôi thường đi với các đồng chí lãnh đạo như một người giúp việc, mà cũng như một người tâm tình", một phát ngôn của nhà báo Hữu Thọ được báo Công An Nhân Dân dẫn lại.