Lụa là một trong những phát minh chấn động thế giới của người Trung Quốc cổ đại. Người dân Trung Quốc đã biết cách trồng dâu nuôi tằm. Từ đó, biết cách làm tơ từ kén tằm. Theo một số tài liệu, nghề dệt lụa bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc vào khoảng năm 6000 TCN. Người dân nơi đây đã giữ bí quyết làm tơ lụa từ hàng trăm năm qua nhằm giữ thế độc quyền.Trung Quốc cổ đại phát minh ra giấy vào năm 105. Sau đó, giấy được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc và kỹ thuật sản xuất giấy được lan truyền sang các nước khác.Trung Quốc cũng là nơi khởi nguồn của nghề in. Nghề in bắt đầu từ thói quen kí tên bằng triện (con dấu). Theo đó, để đóng triện, người ta phải bôi một lớp mực in lên mặt con dấu. Từ đó, người ta đã khắc những con chữ lên tấm gỗ giống như khắc những con dấu. Kế đến, họ phủ một lớp mực mỏng lên bề mặt tấm gỗ, đặt tờ giấy lên, dùng một cái gạt và gạt nhẹ lên trên tờ giấy.La bàn là một trong những phát minh quan trọng của Trung Quốc cổ đại. Phát minh này có từ thời Chiến quốc sau khi tìm ra đá nam châm, còn gọi là “từ thạch”. Theo đó, người ta dùng đá nam châm thiên nhiên mài gọt thành hình dáng như một cái thìa, sau đó đặt trên một cái đế bằng đồng được mài nhẵn và quay chiếc thìa. Khi thìa dừng lại, hướng của cán thìa sẽ quay về hướng Nam - hướng của bậc đế vương nên còn được gọi là Kim chỉ Nam.Thuốc súng được đánh giá là phát minh nổi tiếng nhất của Trung Quốc cổ đại. Vào khoảng thế kỷ thứ VI, các nhà Giả kim thuật đã vô tình phát minh ra thuốc súng khi nghiên cứu, điều chế thuốc trường sinh. Công thức pha chế thuốc nổ của người Trung Quốc tìm ra được điều chế theo tỷ lệ: phốt pho 75%, lưu huỳnh 10% và than củi 15%.Máy ghi địa chấn do Chang Heng phát minh vào thời kỳ nhà Hán - thế kỷ thứ 2. Xe cút kít là phát minh quan trọng của vị tướng thời Hán - Jugo Liang. Phát minh này ra đời với ý tưởng làm xe 1 bánh để chở vũ khí, lương thực cũng như làm rào chắn di động.Theo truyền thuyết, người thợ mộc có tên Lỗ Bản đã sáng ra chiếc dù đầu tiên lấy cảm hứng từ việc trẻ em sử dụng những chiếc lá sen để che mưa.Tiền giấy là phát minh của người Trung Quốc cổ đại. Ban đầu họ sử dụng tiền giấy dưới dạng những chi phiếu từ cuối thế kỷ thứ 8 hoặc đầu thế kỷ thứ 9.Bàn chải đánh răng do người Trung Quốc phát minh. Khi đó, nó được chế tạo từ những nguyên liệu: lông ngựa thô, xương hoặc từ tre.
Lụa là một trong những phát minh chấn động thế giới của người Trung Quốc cổ đại. Người dân Trung Quốc đã biết cách trồng dâu nuôi tằm. Từ đó, biết cách làm tơ từ kén tằm. Theo một số tài liệu, nghề dệt lụa bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc vào khoảng năm 6000 TCN. Người dân nơi đây đã giữ bí quyết làm tơ lụa từ hàng trăm năm qua nhằm giữ thế độc quyền.
Trung Quốc cổ đại phát minh ra giấy vào năm 105. Sau đó, giấy được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc và kỹ thuật sản xuất giấy được lan truyền sang các nước khác.
Trung Quốc cũng là nơi khởi nguồn của nghề in. Nghề in bắt đầu từ thói quen kí tên bằng triện (con dấu). Theo đó, để đóng triện, người ta phải bôi một lớp mực in lên mặt con dấu. Từ đó, người ta đã khắc những con chữ lên tấm gỗ giống như khắc những con dấu. Kế đến, họ phủ một lớp mực mỏng lên bề mặt tấm gỗ, đặt tờ giấy lên, dùng một cái gạt và gạt nhẹ lên trên tờ giấy.
La bàn là một trong những phát minh quan trọng của Trung Quốc cổ đại. Phát minh này có từ thời Chiến quốc sau khi tìm ra đá nam châm, còn gọi là “từ thạch”. Theo đó, người ta dùng đá nam châm thiên nhiên mài gọt thành hình dáng như một cái thìa, sau đó đặt trên một cái đế bằng đồng được mài nhẵn và quay chiếc thìa. Khi thìa dừng lại, hướng của cán thìa sẽ quay về hướng Nam - hướng của bậc đế vương nên còn được gọi là Kim chỉ Nam.
Thuốc súng được đánh giá là phát minh nổi tiếng nhất của Trung Quốc cổ đại. Vào khoảng thế kỷ thứ VI, các nhà Giả kim thuật đã vô tình phát minh ra thuốc súng khi nghiên cứu, điều chế thuốc trường sinh. Công thức pha chế thuốc nổ của người Trung Quốc tìm ra được điều chế theo tỷ lệ: phốt pho 75%, lưu huỳnh 10% và than củi 15%.
Máy ghi địa chấn do Chang Heng phát minh vào thời kỳ nhà Hán - thế kỷ thứ 2.
Xe cút kít là phát minh quan trọng của vị tướng thời Hán - Jugo Liang. Phát minh này ra đời với ý tưởng làm xe 1 bánh để chở vũ khí, lương thực cũng như làm rào chắn di động.
Theo truyền thuyết, người thợ mộc có tên Lỗ Bản đã sáng ra chiếc dù đầu tiên lấy cảm hứng từ việc trẻ em sử dụng những chiếc lá sen để che mưa.
Tiền giấy là phát minh của người Trung Quốc cổ đại. Ban đầu họ sử dụng tiền giấy dưới dạng những chi phiếu từ cuối thế kỷ thứ 8 hoặc đầu thế kỷ thứ 9.
Bàn chải đánh răng do người Trung Quốc phát minh. Khi đó, nó được chế tạo từ những nguyên liệu: lông ngựa thô, xương hoặc từ tre.