Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 Bình Chánh số 1 (thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh) được đưa vào hoạt động từ ngày 16/8. Bệnh viện có công suất 1.000 giường, trong đó có 100 giường dành cho bệnh nhân thở oxy.Bác sĩ Nguyễn Viết Thịnh, Phó giám đốc thường trực Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 Bình Chánh số 1, cho biết bệnh viện được đưa vào hoạt động với mục đích là giảm thiểu số F0 bị chuyển nặng và tử vong của huyện Bình Chánh, địa phương có số ca F0 cao thứ hai của TP.HCM.Các bệnh nhân COVID-19 trong khu nặng được bác sĩ hướng dẫn nằm sấp khoảng 2 tiếng/ngày để cải thiện chức năng phổi. Mỗi ngày tại đây tiếp nhận khoảng 70-80 F0 không có triệu chứng, có triệu chứng nhẹ và cấp cứu bệnh nhân nặng.Lực lượng hiện tại của Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 Bình Chánh số 1 đến từ nhiều đơn vị: Bệnh viện Nhân dân 115, đoàn cán bộ y tế tỉnh Phú Thọ, sinh viên Đại học Y dược TP.HCM và Bệnh viện huyện Bình Chánh."Bệnh viện dã chiến trong giai đoạn trước không nhận F0 triệu chứng nặng, người lớn tuổi, suy hô hấp. Tuy nhiên, số lượng bệnh nhân tăng nhanh, chúng tôi phải nhận luôn để cấp cứu kịp thời. Các ca F0 nặng từ trạm y tế chuyển đến từ suy hô hấp, bà bầu, trẻ em, bệnh nhân tâm thần..., chúng tôi đều nhận hết", bác sĩ Thịnh cho biết thêm.Trong phòng cấp cứu, anh Phạm Minh Tuấn đưa tay giữ chặt ống thở oxy dòng cao (HFNC) vào mũi mẹ. Mẹ anh đột nhiên trở nặng, thở oxy mask không đáp ứng, SpO2 có lúc ở mức 80%.Các bác sĩ chụp X-quang phổi để theo dõi những bệnh nhân nặng, có nguy cơ diễn biến nguy kịch để đánh giá tình trạng, liên hệ chuyển viện.Theo bác sĩ Thịnh, các bệnh nhân có triệu chứng nặng, suy hô hấp vốn dĩ phải được chuyển đến bệnh viện ở tầng cao (tầng 2-3). Tuy nhiên, nhiều thời điểm các bệnh viện không còn giường trống, bệnh nhân không có nơi nào khác để điều trị ngoài bệnh viện dã chiến.Hình ảnh X-quang phổi của một bệnh nhân COVID-19 nặng đang nằm tại khu cấp cứu. Phổi trắng đục và đông đặc, không thể nhìn rõ 2 lá phổi nguyên vẹn.Bác sĩ Đỗ Hiếu Trường Hải đeo oxy gọng cho một người phụ nữ sau khi bà có triệu chứng khó thở. Bác sĩ Hải là người phụ trách khu nhà 5 tầng thu dung bệnh nhân nhẹ. Tại đây có riêng 1 tầng để theo dõi những F0 lớn tuổi, có bệnh nền có thở oxy gọng.Tại khu bệnh nhẹ, các bác sĩ, dân quân phải di chuyển khoảng 30 bình oxy khí nén mỗi ngày vào phòng bệnh. "Trước lúc được lắp bồn oxy lỏng, có ngày chúng tôi phải vác khoảng 50 bình oxy lên khắp các tầng", bác sĩ Hải cho biết thêm.Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 Bình Chánh số 1 trưng dụng cơ sở vật chất sẵn có của Trung tâm Văn hóa thể dục - thể thao huyện Bình Chánh. Mới đây, bệnh viện được hỗ trợ lắp đặt thêm 2 bồn oxy lỏng với dung tích 13 khối.
Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 Bình Chánh số 1 (thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh) được đưa vào hoạt động từ ngày 16/8. Bệnh viện có công suất 1.000 giường, trong đó có 100 giường dành cho bệnh nhân thở oxy.
Bác sĩ Nguyễn Viết Thịnh, Phó giám đốc thường trực Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 Bình Chánh số 1, cho biết bệnh viện được đưa vào hoạt động với mục đích là giảm thiểu số F0 bị chuyển nặng và tử vong của huyện Bình Chánh, địa phương có số ca F0 cao thứ hai của TP.HCM.
Các bệnh nhân COVID-19 trong khu nặng được bác sĩ hướng dẫn nằm sấp khoảng 2 tiếng/ngày để cải thiện chức năng phổi. Mỗi ngày tại đây tiếp nhận khoảng 70-80 F0 không có triệu chứng, có triệu chứng nhẹ và cấp cứu bệnh nhân nặng.
Lực lượng hiện tại của Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 Bình Chánh số 1 đến từ nhiều đơn vị: Bệnh viện Nhân dân 115, đoàn cán bộ y tế tỉnh Phú Thọ, sinh viên Đại học Y dược TP.HCM và Bệnh viện huyện Bình Chánh.
"Bệnh viện dã chiến trong giai đoạn trước không nhận F0 triệu chứng nặng, người lớn tuổi, suy hô hấp. Tuy nhiên, số lượng bệnh nhân tăng nhanh, chúng tôi phải nhận luôn để cấp cứu kịp thời. Các ca F0 nặng từ trạm y tế chuyển đến từ suy hô hấp, bà bầu, trẻ em, bệnh nhân tâm thần..., chúng tôi đều nhận hết", bác sĩ Thịnh cho biết thêm.
Trong phòng cấp cứu, anh Phạm Minh Tuấn đưa tay giữ chặt ống thở oxy dòng cao (HFNC) vào mũi mẹ. Mẹ anh đột nhiên trở nặng, thở oxy mask không đáp ứng, SpO2 có lúc ở mức 80%.
Các bác sĩ chụp X-quang phổi để theo dõi những bệnh nhân nặng, có nguy cơ diễn biến nguy kịch để đánh giá tình trạng, liên hệ chuyển viện.
Theo bác sĩ Thịnh, các bệnh nhân có triệu chứng nặng, suy hô hấp vốn dĩ phải được chuyển đến bệnh viện ở tầng cao (tầng 2-3). Tuy nhiên, nhiều thời điểm các bệnh viện không còn giường trống, bệnh nhân không có nơi nào khác để điều trị ngoài bệnh viện dã chiến.
Hình ảnh X-quang phổi của một bệnh nhân COVID-19 nặng đang nằm tại khu cấp cứu. Phổi trắng đục và đông đặc, không thể nhìn rõ 2 lá phổi nguyên vẹn.
Bác sĩ Đỗ Hiếu Trường Hải đeo oxy gọng cho một người phụ nữ sau khi bà có triệu chứng khó thở. Bác sĩ Hải là người phụ trách khu nhà 5 tầng thu dung bệnh nhân nhẹ. Tại đây có riêng 1 tầng để theo dõi những F0 lớn tuổi, có bệnh nền có thở oxy gọng.
Tại khu bệnh nhẹ, các bác sĩ, dân quân phải di chuyển khoảng 30 bình oxy khí nén mỗi ngày vào phòng bệnh. "Trước lúc được lắp bồn oxy lỏng, có ngày chúng tôi phải vác khoảng 50 bình oxy lên khắp các tầng", bác sĩ Hải cho biết thêm.
Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 Bình Chánh số 1 trưng dụng cơ sở vật chất sẵn có của Trung tâm Văn hóa thể dục - thể thao huyện Bình Chánh. Mới đây, bệnh viện được hỗ trợ lắp đặt thêm 2 bồn oxy lỏng với dung tích 13 khối.