Xử trí thế nào khi bị ngộ độc thuốc diệt chuột?

Google News

Ngộ độc thuốc diệt chuột có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến tử vong cho con người.

Hàng chục trẻ mầm non ở Lai Châu nhập viện nghi ngộ độc thuốc diệt chuột
Theo thông tin ban đầu, cô giáo Hiệu phó Trường Mầm non Giang Ma cho biết, vào khoảng 8h40 ngày 5/11, cô giáo Đ.T.H cho một trẻ đi vệ sinh, sau đó vào lớp cô giáo phát hiện các trẻ đang nghịch viên thuốc diệt chuột có tên ARS RAT KILLER (màu hồng).
Khi phát hiện, giáo viên kịp thời thông báo cho y tế nhà trường, cách ly những trẻ nghi có khả năng nuốt phải thuốc diệt chuột. Đồng thời, ban giám hiệu nhà trường thông báo cho Trạm y tế xã Giang Ma, Trung tâm y tế huyện, chuyển các cháu đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu điều trị.
Xu tri the nao khi bi ngo doc thuoc diet chuot?
 Hàng chục học sinh mầm non ở Lai Châu phải cấp cứu nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột.
Đến khoảng 10h cùng ngày, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu đã tiếp nhận 20 cháu, độ tuổi từ 23 tháng đến 34 tháng tuổi. Các trẻ đều trong tình trạng tỉnh táo, có một số trẻ có triệu chứng đau bụng, buồn nôn, quấy khóc. Nhận định sơ bộ ban đầu, trong số 20 trẻ được đưa đến viện có 2 trẻ có dấu hiệu nghi ngờ ngộ độc đã được ưu tiên xử trí cấp cứu.
Sở Y tế Lai Châu đã phối hợp với Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai chỉ đạo y, bác sĩ thực hiện quy trình cấp cứu ngộ độc thuốc diệt chuột theo quy định của Bộ Y tế và hướng dẫn của chuyên gia từ Bệnh viện Bạch Mai. Các trẻ đã được lấy máu xét nghiệm và thực hiện các cận lâm sàng cần thiết, truyền dịch, xử trí theo phác đồ. Có 19/20 trẻ đã lấy được dịch tiêu hóa gửi đi xét nghiệm độc chất.
Thời điểm 17h cùng ngày, 20 trẻ đều tỉnh táo, các dấu hiệu sinh tồn ổn định và tiếp tục được theo dõi sát tại khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu.
Sở Y tế đã cùng lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai thành lập nhóm xử trí ngộ độc. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp cùng trang thiết bị, thuốc cấp cứu cần thiết hỗ trợ trực tiếp cho Lai Châu.
Cách xử trí ngộ độc thuốc diệt chuột
Nếu nạn nhân đã uống thuốc diệt chuột, không nên tự ý gây nôn nếu bệnh nhân có dấu hiệu lờ đờ, hôn mê hoặc co giật. Điều này có thể gây nguy cơ cho sức khỏe của bệnh nhân. Hãy để các chuyên gia y tế quyết định cách điều trị tốt nhất.
Nếu thuốc diệt chuột dính vào da hoặc quần áo của nạn nhân, cần phải cởi bỏ quần áo và rửa sạch vùng bị dính ngay lập tức trong khoảng thời gian 15-20 phút. Điều này giúp giảm nguy cơ hấp thụ thuốc qua da.
Nếu thuốc diệt chuột dính vào mắt của nạn nhân, hãy rửa mắt bằng nước sạch trong 15-20 phút, đảm bảo mắt được mở rộng. Nếu nạn nhân đang đeo kính áp tròng, hãy rửa kính áp tròng trong 5 phút nếu có. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách sơ cứu và điều trị ngộ độc thuốc diệt chuột:
Bước 1: Quan sát và xác định tình trạng ngộ độc
Quan sát nạn nhân để xác định dấu hiệu của ngộ độc thuốc diệt chuột, như hơi thở mùi hôi hóa chất, khó nói, khó thở, buồn nôn, nôn mửa, co giật, hoặc mất ý thức. Nếu có thể, nên xác định nguyên nhân ngộ độc bằng cách kiểm tra chai, hộp thuốc diệt chuột gần nạn nhân để xác định loại thuốc và thành phần hóa học.
Bước 2: Đưa nạn nhân ra khỏi vùng có thuốc chuột
Đưa nạn nhân ra khỏi vùng tiếp xúc với thuốc diệt chuột để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác.
Bước 3: Thực hiện sơ cứu đơn giản
Nếu bạn có kiến thức về sơ cứu, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau tùy theo tình trạng của nạn nhân:
Nếu nạn nhân buồn nôn, hãy nghiêng đầu nạn nhân sang một bên để tránh nghẹn và giúp họ nôn thuốc ra.
Trong trường hợp nạn nhân tỉnh táo, cố gắng thu thập thông tin và chụp hình về loại thuốc diệt chuột hoặc hộp đựng nếu có.
Nếu nạn nhân đã mất ý thức hoặc bất tỉnh, đảm bảo đường thở của bệnh nhân không bị tắc nghẽn và gọi cấp cứu ngay lập tức.
Bước 4: Gọi cấp cứu và đưa nạn nhân đến bệnh viện
Gọi số cấp cứu cục bộ hoặc 115 để yêu cầu sự hỗ trợ chuyên nghiệp đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất một cách nhanh chóng và an toàn nhất có thể.

Xem video: Cảnh báo ngộ độc thuốc diệt chuột thế hệ mới. Nguồn VTV


Vân Giang (Tổng hợp)

>> xem thêm

Bình luận(0)