1. Trò chơi ú òa. Trò chơi dạy bé rằng, các đối tượng mà bé không nhìn thấy được vẫn có thể ở ngay cạnh bé và bé sẽ tìm thấy. Đây là bài học nhận thức quan trọng cho bé. Mẹ giấu mặt đằng sau các ngón tay, nói: "Ú" rồi xòe bàn tay ra, lộ khuôn mặt mẹ, nói: "òa". Ảnh: smosh.com.2. Trò chơi bàn tay biến hình con vật. Trò chơi giúp bé phát triển sự sáng tạo. Đây cũng là cách dạy bé các con vật thông qua tạo bóng của chúng trên tường. Bạn có thể tạo con vịt trời, con thỏ, con voi, con chó, con lợn, con chim, gà trống, ngỗng... và rất nhiều con vật đáng yêu khác. Ảnh: ohay.tv.3. Trò chơi rối ngón tay. Trò chơi giúp bé chăm chú đến sự chuyển động và ngôn ngữ của mẹ. Trò chơi làm phát triển sự nhận biết, ngôn ngữ, màu sắc cho các bé. Cũng có thể kể một câu chuyện liên quan tới chú rối trên ngón tay của mẹ để bé liên tưởng. Ảnh: AliExpress.com.4. Trò chơi chi chi chành chành. Trò chơi vừa giúp thư giãn, làm quen với những bài đồng dao. Mẹ xòe một tay và đặt ngón tay trỏ của bàn tay còn lại vào đó và hướng dẫn bé cũng làm như vậy. Mẹ hát: "Chi chi chành chành, cái đanh thổi lửa, con ngựa đứt cương, ba vương ngũ đế, dắt dế đi tìm, ú tim ù ập". Hát tới câu cuối, mẹ nắm vội tay để chụp được ngón tay của bé. Hướng dẫn bé làm tương tự. Ảnh: zenparent.in.5. Trò chơi hoan hô. Giúp bé phản xạ nhanh, làm quen với những tiết tấu, âm thanh mới. Mẹ chọn một số bài hát vui nhộn, hát theo và vỗ tay theo nhịp. Bé cũng sẽ học để bắt chước mẹ vỗ tay. Hoặc khi mẹ hát hết một bài thì cùng hò reo với bé: "Hoan hô mẹ nào". Ảnh: toilamme.com.6. Trò chơi ngón tay nhúc nhích. Rèn luyện trí nhớ và sự khéo léo cho bé. Mẹ đưa một ngón tay lên và hát đếm: "Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần). Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi” – Đưa hai ngón tay thì thế 1 ngón thành 2 ngón. Một ngón tay hát 2 lần nhúc nhích, 2 ngón tay hát 4 lần nhúc nhích... cho đến hết hai bàn tay. Ảnh: youtube.com.7. Trò chơi kéo cưa lừa xẻ. Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Mẹ và bé ngồi đối diện nhau hai bàn chân chạm vào nhau, nắm tay nhau, vừa kéo vừa đọc làm động tác kéo cưa theo nhịp của bài đồng dao: "Kéo cưa lừa xẻ. Ông thợ nào khỏe. Về ăn cơm vua. Ông thợ nào thua. Về bú tí mẹ". Ảnh: youtube.com.8. Trò chơi oẳn tù tì. Trò chơi giúp bé phán đoán và phản xạ nhanh.
Mẹ hát: "Oẳn tù tì, ra cái gì? Ra cái này!" Kết thúc câu hát, mẹ và bé cùng xòe tay theo các hình: nắm tay là búa, chĩa hai ngón trỏ và ngón giữa là kéo, ngón trỏ là dùi, xòe cả bàn tay là lá. Tìm ra người thắng theo quy tắc sau: búa nện được kéo, dùi nhưng bị lá bọc; kéo cắt được lá; dùi đâm thủng lá; dùi khoan được kéo. Ảnh: phunutoday.vn.9. Vật tay. Trò chơi giúp bé rèn luyện sức khỏe. Mẹ và bé cùng nắm chặt tay phải hoặc trái. Hai nắm tay quàng qua nhau, khuỷu tay làm trụ rồi gắng kéo cổ tay về phía mình. Người thua là người bị đối phương hạ tay gục xuống bàn. Mẹ sẽ động viên và ưu tiên cho bé thắng. Lưu ý, mẹ lựa theo sức bé để bảo đảm tay bé không bị đau khi chơi.
1. Trò chơi ú òa. Trò chơi dạy bé rằng, các đối tượng mà bé không nhìn thấy được vẫn có thể ở ngay cạnh bé và bé sẽ tìm thấy. Đây là bài học nhận thức quan trọng cho bé. Mẹ giấu mặt đằng sau các ngón tay, nói: "Ú" rồi xòe bàn tay ra, lộ khuôn mặt mẹ, nói: "òa". Ảnh: smosh.com.
2. Trò chơi bàn tay biến hình con vật. Trò chơi giúp bé phát triển sự sáng tạo. Đây cũng là cách dạy bé các con vật thông qua tạo bóng của chúng trên tường. Bạn có thể tạo con vịt trời, con thỏ, con voi, con chó, con lợn, con chim, gà trống, ngỗng... và rất nhiều con vật đáng yêu khác. Ảnh: ohay.tv.
3. Trò chơi rối ngón tay. Trò chơi giúp bé chăm chú đến sự chuyển động và ngôn ngữ của mẹ. Trò chơi làm phát triển sự nhận biết, ngôn ngữ, màu sắc cho các bé. Cũng có thể kể một câu chuyện liên quan tới chú rối trên ngón tay của mẹ để bé liên tưởng. Ảnh: AliExpress.com.
4. Trò chơi chi chi chành chành. Trò chơi vừa giúp thư giãn, làm quen với những bài đồng dao. Mẹ xòe một tay và đặt ngón tay trỏ của bàn tay còn lại vào đó và hướng dẫn bé cũng làm như vậy. Mẹ hát: "Chi chi chành chành, cái đanh thổi lửa, con ngựa đứt cương, ba vương ngũ đế, dắt dế đi tìm, ú tim ù ập". Hát tới câu cuối, mẹ nắm vội tay để chụp được ngón tay của bé. Hướng dẫn bé làm tương tự. Ảnh: zenparent.in.
5. Trò chơi hoan hô. Giúp bé phản xạ nhanh, làm quen với những tiết tấu, âm thanh mới. Mẹ chọn một số bài hát vui nhộn, hát theo và vỗ tay theo nhịp. Bé cũng sẽ học để bắt chước mẹ vỗ tay. Hoặc khi mẹ hát hết một bài thì cùng hò reo với bé: "Hoan hô mẹ nào". Ảnh: toilamme.com.
6. Trò chơi ngón tay nhúc nhích. Rèn luyện trí nhớ và sự khéo léo cho bé. Mẹ đưa một ngón tay lên và hát đếm: "Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần). Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi” – Đưa hai ngón tay thì thế 1 ngón thành 2 ngón. Một ngón tay hát 2 lần nhúc nhích, 2 ngón tay hát 4 lần nhúc nhích... cho đến hết hai bàn tay. Ảnh: youtube.com.
7. Trò chơi kéo cưa lừa xẻ. Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Mẹ và bé ngồi đối diện nhau hai bàn chân chạm vào nhau, nắm tay nhau, vừa kéo vừa đọc làm động tác kéo cưa theo nhịp của bài đồng dao: "Kéo cưa lừa xẻ. Ông thợ nào khỏe. Về ăn cơm vua. Ông thợ nào thua. Về bú tí mẹ". Ảnh: youtube.com.
8. Trò chơi oẳn tù tì. Trò chơi giúp bé phán đoán và phản xạ nhanh.
Mẹ hát: "Oẳn tù tì, ra cái gì? Ra cái này!" Kết thúc câu hát, mẹ và bé cùng xòe tay theo các hình: nắm tay là búa, chĩa hai ngón trỏ và ngón giữa là kéo, ngón trỏ là dùi, xòe cả bàn tay là lá. Tìm ra người thắng theo quy tắc sau: búa nện được kéo, dùi nhưng bị lá bọc; kéo cắt được lá; dùi đâm thủng lá; dùi khoan được kéo. Ảnh: phunutoday.vn.
9. Vật tay. Trò chơi giúp bé rèn luyện sức khỏe. Mẹ và bé cùng nắm chặt tay phải hoặc trái. Hai nắm tay quàng qua nhau, khuỷu tay làm trụ rồi gắng kéo cổ tay về phía mình. Người thua là người bị đối phương hạ tay gục xuống bàn. Mẹ sẽ động viên và ưu tiên cho bé thắng. Lưu ý, mẹ lựa theo sức bé để bảo đảm tay bé không bị đau khi chơi.