Đại tiện là việc hầu hết mọi người đều phải trải qua song thường bị né tránh đề cập trực tiếp. Nhiều người còn bỏ qua việc quan trọng cần làm hơn cả việc vệ sinh sau đại tiện. Điều này khiến bạn khó nắm bắt sự thay đổi bất thường của cơ thể.Trang 163.com của Trung Quốc thông tin, việc quan trọng hơn vệ sinh sau đại tiện là quan sát màu sắc, mùi của phân. Thông qua những dấu hiệu này, chúng ta có thể phát hiện vấn đề bất ổn.Quan sát màu sắc của phân là việc rất quan trọng. Bình thường, phân sẽ có màu vàng, vàng nâu hoặc nâu. Tùy vào lượng thức ăn đưa vào, phân sẽ có sự thay đổi màu sắc song sẽ trở về trạng thái bình thường sau khi lượng thức ăn đó được tiêu hóa hết. Nếu màu sắc phân thay đổi bất thường, bạn cần hết sức cảnh giác.Phân màu trắng như đất sét. Màu sắc phân chuyển trắng như đất sét hoàn toàn không bình thường. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da hoặc tắc ống mật do sỏi, khối u, giun đũa. Nếu tình trạng diễn ra ổn định, thời gian dài thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.Phân màu đen. Nếu phân màu đen tuyền, bạn nên xem xét có bị ảnh hưởng bởi thức ăn hay không. Một số thực phẩm như rau muống, hạt vừng đen, các sản phẩm từ máu động vật... có thể khiến chất thải chuyển màu đen.Trường hợp không bắt nguồn từ thực phẩm nạp vào, rất có thể đây là dấu hiệu của tình trạng chảy máu đường tiêu hóa. Trong số đó, hay gặp nhất là chảy máu dạ dày và ruột.Phân màu đỏ, dính máu. Phân chuyển màu đỏ hoặc dính vệt máu có thể là dấu hiệu của tình trạng xuất huyết tiêu hóa. Tùy vào lượng máu chảy ra mà màu sắc phân có màu đỏ hoặc đen.Khi lượng máu chảy quá ít, màu phân có thể không đổi màu. Dù vậy, bạn hết sức cảnh giác quan sát xem liệu phân có dính máu, kèm các triệu chứng khác như thiếu máu, đau bụng hay không.Ngoài việc quan sát màu phân, mùi chất thải cũng phản ánh tình hình sức khỏe cơ thể. Mùi hôi. Phân có mùi chủ yếu do protein bị phân hủy bởi vi khuẩn trong ruột. Điều này lý giải vì sao những người có sở thích ăn thịt hoặc đậu, phân sẽ nặng mùi hơn.Ngoài ra, nếu thức ăn tích tụ quá nhiều trong đường tiêu hóa, không được hấp thụ kịp thời cũng khiến chúng sinh ra mùi hôi do sự lên men của vi khuẩn trong đường tiêu hóa.Mùi chua. Mùi chua của chất thải bắt nguồn từ tình trạng thức ăn trong ruột lên men bất thường, khó tiêu. Bên cạnh đó, mùi này còn có thể do chức năng tiêu hóa suy giảm dẫn đến hiệu quả làm việc thấp. Ảnh: Internet.Mời độc giả xem video: Cơ thể thay đổi thế nào nếu ngừng uống cà phê? Nguồn: Zingnews.
Đại tiện là việc hầu hết mọi người đều phải trải qua song thường bị né tránh đề cập trực tiếp. Nhiều người còn bỏ qua việc quan trọng cần làm hơn cả việc vệ sinh sau đại tiện. Điều này khiến bạn khó nắm bắt sự thay đổi bất thường của cơ thể.
Trang 163.com của Trung Quốc thông tin, việc quan trọng hơn vệ sinh sau đại tiện là quan sát màu sắc, mùi của phân. Thông qua những dấu hiệu này, chúng ta có thể phát hiện vấn đề bất ổn.
Quan sát màu sắc của phân là việc rất quan trọng. Bình thường, phân sẽ có màu vàng, vàng nâu hoặc nâu. Tùy vào lượng thức ăn đưa vào, phân sẽ có sự thay đổi màu sắc song sẽ trở về trạng thái bình thường sau khi lượng thức ăn đó được tiêu hóa hết. Nếu màu sắc phân thay đổi bất thường, bạn cần hết sức cảnh giác.
Phân màu trắng như đất sét. Màu sắc phân chuyển trắng như đất sét hoàn toàn không bình thường. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da hoặc tắc ống mật do sỏi, khối u, giun đũa. Nếu tình trạng diễn ra ổn định, thời gian dài thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
Phân màu đen. Nếu phân màu đen tuyền, bạn nên xem xét có bị ảnh hưởng bởi thức ăn hay không. Một số thực phẩm như rau muống, hạt vừng đen, các sản phẩm từ máu động vật... có thể khiến chất thải chuyển màu đen.
Trường hợp không bắt nguồn từ thực phẩm nạp vào, rất có thể đây là dấu hiệu của tình trạng chảy máu đường tiêu hóa. Trong số đó, hay gặp nhất là chảy máu dạ dày và ruột.
Phân màu đỏ, dính máu. Phân chuyển màu đỏ hoặc dính vệt máu có thể là dấu hiệu của tình trạng xuất huyết tiêu hóa. Tùy vào lượng máu chảy ra mà màu sắc phân có màu đỏ hoặc đen.
Khi lượng máu chảy quá ít, màu phân có thể không đổi màu. Dù vậy, bạn hết sức cảnh giác quan sát xem liệu phân có dính máu, kèm các triệu chứng khác như thiếu máu, đau bụng hay không.
Ngoài việc quan sát màu phân, mùi chất thải cũng phản ánh tình hình sức khỏe cơ thể. Mùi hôi. Phân có mùi chủ yếu do protein bị phân hủy bởi vi khuẩn trong ruột. Điều này lý giải vì sao những người có sở thích ăn thịt hoặc đậu, phân sẽ nặng mùi hơn.
Ngoài ra, nếu thức ăn tích tụ quá nhiều trong đường tiêu hóa, không được hấp thụ kịp thời cũng khiến chúng sinh ra mùi hôi do sự lên men của vi khuẩn trong đường tiêu hóa.
Mùi chua. Mùi chua của chất thải bắt nguồn từ tình trạng thức ăn trong ruột lên men bất thường, khó tiêu. Bên cạnh đó, mùi này còn có thể do chức năng tiêu hóa suy giảm dẫn đến hiệu quả làm việc thấp. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video: Cơ thể thay đổi thế nào nếu ngừng uống cà phê? Nguồn: Zingnews.