Sữa chua là nguồn bổ sung probiotic – những sinh vật sống (bao gồm cả những vi khuẩn có lợi) có trong hệ tiêu hóa của người. Những sinh vật này giúp ngăn ngừa những vi khuẩn có hại và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Nhưng sữa chua kefir thậm chí còn nhiều probiotic hơn sữa chua gấp 3 lần vì trong kefir có chứa từ 10-20 loại men và vi khuẩn. Cứ 175g sữa chua kefir cung cấp tới 20% nhu cầu can xi hàng ngày của cơ thể nên món sữa chua Tây Tạng này rất tốt cho sức khỏe của xương và răng. Bạn có thể thay thế một khẩu phần sữa hàng ngày bằng một phần sữa kefir để có đủ lượng canxi cần thiết. Cách làm sữa chua kefir rất đơn giản. Chỉ cần cho 1 thìa nấm kefir hoặc bột nấm kefir vào một ly sữa tươi không đường và để trong vòng 24-48 tiếng là bạn đã có ngay một cốc sữa chua kefir thơm ngon. Phần nấm kefir cũ chỉ cần rửa sạch lại với nước lọc rồi tiếp tục cho vào phần sữa khác. Lưu ý không để quá 48 tiếng vì nấm hết sữa để “ăn” và sẽ chết.Nấm kefir rất dễ nuôi nhưng lại khó làm nên hiện đang được bán với giá khá chát so với một lượng chỉ bằng thìa nhỏ. Tuy nhiên vì những lợi ích to lớn của nó nên vẫn có người mua. Một số người lại đem cho không vì nấm ăn sữa nên càng ngày càng nở ra và làm sữa bị chua quá.Bạn có biết cảm giác buồn ngủ và thư giãn sau khi ăn xong một con gà tây thật to không? Đó chính là nhờ trytophan. Loại axit amino tương tự cũng được tìm thấy trong sữa chua kefir. Điều đó có nghĩa là uống xong 1 cốc sữa chua kefir bạn sẽ ngủ rất ngon. Hiện các nghiên cứu về sữa chua kefir tuy không nhiều nhưng cũng đã cho thấy kefir cải thiện sự tiêu hóa đường sữa. Những người dị ứng với thành phần lactose trong sữa gần như không bị phản ứng với sữa chua kefir dù thành phần chính cũng là sữa. Vài nghiên cứu khác về probiotic có trong sữa kefir cho thấy loại sữa chua này có tác dụng đối với một số vấn đề về tiêu hóa.Nếu bạn cần nạp thêm protein cho cơ thể mà không sợ lên cân, hãy uống sữa chua kefir. Một phần sữa chua kefir chứa không tới 100 calo nhưng cung cấp tới 10,5g đạm khiến bạn có cảm giác no nhưng không bép. Sữa chua kefir còn là nguồn bổ sung vitamin B, trong đó có vitamin B12 tốt cho máu và hệ thần kinh, vitamin B1 giúp bạn đối phó với căng thẳng. Kefir còn chứa biotin, một loại vitamin B giúp cơ thể hấp thu các loại vitamin B khác. Trên thực tế có 2 loại kefir: sữa chua kefir và nước kefir. Đương nhiên, sữa kefir được làm từ sữa (hoặc thậm chí nước dừa) và nước kefir thì chỉ được làm từ nước. Nước kefir có công thức nhẹ hơn là một lựa chọn thay thế tuyệt vời cho những người dị ứng sữa.
Sữa chua là nguồn bổ sung probiotic – những sinh vật sống (bao gồm cả những vi khuẩn có lợi) có trong hệ tiêu hóa của người. Những sinh vật này giúp ngăn ngừa những vi khuẩn có hại và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Nhưng sữa chua kefir thậm chí còn nhiều probiotic hơn sữa chua gấp 3 lần vì trong kefir có chứa từ 10-20 loại men và vi khuẩn.
Cứ 175g sữa chua kefir cung cấp tới 20% nhu cầu can xi hàng ngày của cơ thể nên món sữa chua Tây Tạng này rất tốt cho sức khỏe của xương và răng. Bạn có thể thay thế một khẩu phần sữa hàng ngày bằng một phần sữa kefir để có đủ lượng canxi cần thiết.
Cách làm sữa chua kefir rất đơn giản. Chỉ cần cho 1 thìa nấm kefir hoặc bột nấm kefir vào một ly sữa tươi không đường và để trong vòng 24-48 tiếng là bạn đã có ngay một cốc sữa chua kefir thơm ngon. Phần nấm kefir cũ chỉ cần rửa sạch lại với nước lọc rồi tiếp tục cho vào phần sữa khác. Lưu ý không để quá 48 tiếng vì nấm hết sữa để “ăn” và sẽ chết.
Nấm kefir rất dễ nuôi nhưng lại khó làm nên hiện đang được bán với giá khá chát so với một lượng chỉ bằng thìa nhỏ. Tuy nhiên vì những lợi ích to lớn của nó nên vẫn có người mua. Một số người lại đem cho không vì nấm ăn sữa nên càng ngày càng nở ra và làm sữa bị chua quá.
Bạn có biết cảm giác buồn ngủ và thư giãn sau khi ăn xong một con gà tây thật to không? Đó chính là nhờ trytophan. Loại axit amino tương tự cũng được tìm thấy trong sữa chua kefir. Điều đó có nghĩa là uống xong 1 cốc sữa chua kefir bạn sẽ ngủ rất ngon.
Hiện các nghiên cứu về sữa chua kefir tuy không nhiều nhưng cũng đã cho thấy kefir cải thiện sự tiêu hóa đường sữa. Những người dị ứng với thành phần lactose trong sữa gần như không bị phản ứng với sữa chua kefir dù thành phần chính cũng là sữa. Vài nghiên cứu khác về probiotic có trong sữa kefir cho thấy loại sữa chua này có tác dụng đối với một số vấn đề về tiêu hóa.
Nếu bạn cần nạp thêm protein cho cơ thể mà không sợ lên cân, hãy uống sữa chua kefir. Một phần sữa chua kefir chứa không tới 100 calo nhưng cung cấp tới 10,5g đạm khiến bạn có cảm giác no nhưng không bép.
Sữa chua kefir còn là nguồn bổ sung vitamin B, trong đó có vitamin B12 tốt cho máu và hệ thần kinh, vitamin B1 giúp bạn đối phó với căng thẳng. Kefir còn chứa biotin, một loại vitamin B giúp cơ thể hấp thu các loại vitamin B khác.
Trên thực tế có 2 loại kefir: sữa chua kefir và nước kefir. Đương nhiên, sữa kefir được làm từ sữa (hoặc thậm chí nước dừa) và nước kefir thì chỉ được làm từ nước. Nước kefir có công thức nhẹ hơn là một lựa chọn thay thế tuyệt vời cho những người dị ứng sữa.