Thằn lằn núi Bà Đen là một trong những đặc sản Tây Ninh khá độc đáo và thường xuất hiện trên bàn nhậu của các cánh mày râu. Khi đến Tây Ninh, bạn sẽ nghe mọi người rỉ tai nhau đi nhậu “thằn lằn núi” lai rai cho vui.Thằn lằn núi ở Tây Ninh thuộc họ tắc kè, được phân biệt với loài khác bởi những vạch trắng trên lưng, đuôi có màu nâu nhạt và có kích thước cỡ bằng cườm tay. Thằn lằn chủ yếu sống trong các hốc núi, loài này chỉ có thể bắt trong tự nhiên vì hiện tại chưa có thể nuôi được theo phương pháp công nghiệp.Thằn lằn núi Tây Ninh thường có số lượng lớn từ tháng 4 đến tháng 8, vào những tháng này là mùa nóng, khô nên thằn lằn thường hay ra phơi nắng trên các chỏm đá.Để có thể bắt được thằn lằn thì cũng phải bỏ ra rất nhiều công sức vì muốn bắt được chúng thì ta phải leo lên những vách núi cao, dùng trái sung, mối để có thể nhử thằn lằn ra khỏi hang sau đó sử dụng thòng lọng để có thể bắt sống chúng.Không giống với những loài tắc kè khác ăn côn trùng thức ăn của thằn lằn núi Tây Ninh chủ yếu là trái sung, chuối và những cây thuốc nam khác như là nàng hai nên thịt của chúng rất thơm dai và có rất nhiều chất dinh dưỡng.Để làm thịt thằn lằn núi, người mổ bụng moi sạch ruột ra rồi băm nhỏ, xào với tiêu và lá lốt ăn cùng với bánh tráng thì không còn chỗ nào để chê, món ăn này sẽ tạo cho ta một cảm giác dân dã của vùng quê.Thằn lằn núi được chế biến thành nhiều món như băm nhỏ xào với tiêu xanh ăn kèm bánh tráng và lá lốt. Đặc biệt, thằn lằn chiên giòn ăn kèm xà lách, rau thơm và mắm me là món ăn rất ngon và dễ ăn, cuốn hút cả những thực khách khó tính. Điểm cộng của món ăn này là nhờ món cuốn, phần “thịt thà” – con thằn lằn núi được giấu bên trong, khuất mắt nên được xem là món dễ ăn.Món chả đùm thằn lằn ít có mùi vị riêng, món này các chị phụ nữ không còn thấy hình thù của nguyên liệu chính nữa vì đã được băm nhuyễn nên dễ ăn hơn. Món này ăn kèm bánh tráng nướng. Đặt một miếng chả đùm lên miếng bánh tráng nướng đưa vào miệng…Lẫn trong vị giòn của bánh tráng, mềm thơm của thịt heo, xực xực của nấm mèo là chút xương xương của… thằn lằn. Xét ra so với mấy món chả đùm thịt heo, thì món này cũng thú vị hơn hẳn.Thằn lằn núi Tây Ninh nấu cháo ăn cũng rất ngon, thơm nóng, giải nhiệt. Riêng món cháo đậu xanh thằn lằn thì rất đậm đà, sẽ ấm bụng sau khi uống vài cốc bia với mồi thằn lằn núi chiên xù, ốc núi hấp sả… Nhưng có thể nhiều chị em còn ngập ngừng khi đang húp cháo bỗng đâu thòi ra cái… đuôi thằn lằn mềm nhũn, sậm màu.Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.
Thằn lằn núi Bà Đen là một trong những đặc sản Tây Ninh khá độc đáo và thường xuất hiện trên bàn nhậu của các cánh mày râu. Khi đến Tây Ninh, bạn sẽ nghe mọi người rỉ tai nhau đi nhậu “thằn lằn núi” lai rai cho vui.
Thằn lằn núi ở Tây Ninh thuộc họ tắc kè, được phân biệt với loài khác bởi những vạch trắng trên lưng, đuôi có màu nâu nhạt và có kích thước cỡ bằng cườm tay. Thằn lằn chủ yếu sống trong các hốc núi, loài này chỉ có thể bắt trong tự nhiên vì hiện tại chưa có thể nuôi được theo phương pháp công nghiệp.
Thằn lằn núi Tây Ninh thường có số lượng lớn từ tháng 4 đến tháng 8, vào những tháng này là mùa nóng, khô nên thằn lằn thường hay ra phơi nắng trên các chỏm đá.
Để có thể bắt được thằn lằn thì cũng phải bỏ ra rất nhiều công sức vì muốn bắt được chúng thì ta phải leo lên những vách núi cao, dùng trái sung, mối để có thể nhử thằn lằn ra khỏi hang sau đó sử dụng thòng lọng để có thể bắt sống chúng.
Không giống với những loài tắc kè khác ăn côn trùng thức ăn của thằn lằn núi Tây Ninh chủ yếu là trái sung, chuối và những cây thuốc nam khác như là nàng hai nên thịt của chúng rất thơm dai và có rất nhiều chất dinh dưỡng.
Để làm thịt thằn lằn núi, người mổ bụng moi sạch ruột ra rồi băm nhỏ, xào với tiêu và lá lốt ăn cùng với bánh tráng thì không còn chỗ nào để chê, món ăn này sẽ tạo cho ta một cảm giác dân dã của vùng quê.
Thằn lằn núi được chế biến thành nhiều món như băm nhỏ xào với tiêu xanh ăn kèm bánh tráng và lá lốt. Đặc biệt, thằn lằn chiên giòn ăn kèm xà lách, rau thơm và mắm me là món ăn rất ngon và dễ ăn, cuốn hút cả những thực khách khó tính. Điểm cộng của món ăn này là nhờ món cuốn, phần “thịt thà” – con thằn lằn núi được giấu bên trong, khuất mắt nên được xem là món dễ ăn.
Món chả đùm thằn lằn ít có mùi vị riêng, món này các chị phụ nữ không còn thấy hình thù của nguyên liệu chính nữa vì đã được băm nhuyễn nên dễ ăn hơn. Món này ăn kèm bánh tráng nướng. Đặt một miếng chả đùm lên miếng bánh tráng nướng đưa vào miệng…Lẫn trong vị giòn của bánh tráng, mềm thơm của thịt heo, xực xực của nấm mèo là chút xương xương của… thằn lằn. Xét ra so với mấy món chả đùm thịt heo, thì món này cũng thú vị hơn hẳn.
Thằn lằn núi Tây Ninh nấu cháo ăn cũng rất ngon, thơm nóng, giải nhiệt. Riêng món cháo đậu xanh thằn lằn thì rất đậm đà, sẽ ấm bụng sau khi uống vài cốc bia với mồi thằn lằn núi chiên xù, ốc núi hấp sả… Nhưng có thể nhiều chị em còn ngập ngừng khi đang húp cháo bỗng đâu thòi ra cái… đuôi thằn lằn mềm nhũn, sậm màu.
Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.