Leptin là một lọai hooc-môn được sản sinh ra từ chất béo. Hooc-môn này tác động tới vùng não điều khiển cơn thèm ăn và sự trao đổi chất. Nhờ lentin, tế bào chất béo phát đi thông tin thông báo cho não biết khi nào đã no bụng. Từ đó, não sẽ tăng cường trao đổi chất cũng như đốt bớt năng lượng thừa. Tuy nhiên, đôi khi não “phớt lờ” tín hiệu leptin khiến ta cảm thấy đói liên tục. Rất nhiều người bị tình trạng kháng leptin và kéo theo nhiều hệ lụy sức khỏe như huyết áp cao, béo phì, bệnh tim mạch cùng nhiều bệnh khác liên quan đến lượng đường trong máu. Lượng leptin quá cao cùng với những tình trạng kháng leptin khác đi kèm còn làm giảm khả năng sinh sản, đẩy nhanh sự lão hóa và góp phần không nhỏ vào tình trạng béo phì. Tình trạng kháng leptin khiến cơ thể luôn bị đói, từ đó nhiều hệ trao đổi chất được kích hoạt, cơ thể thay vì đốt mỡ thì lại tiếp tục tích mỡ. Nói một cách ngắn gọn, nếu muốn giảm cân hoặc giữ vững cân nặng, cần phải điều chỉnh lượng leptin trong cơ thể. Cũng tương tự như các hooc-môn khác, kháng leptin là một vấn đề phức tạp không do một căn nguyên cụ thể nào. Tuy nhiên các nhân tố sau đây có ảnh hưởng tiêu cực đến lượng leptin trong cơ thể: ăn nhiều đường, carb, stress, thiếu ngủ, insulin cao, ăn quá nhiều, tập thể dục quá nhiều nhất là khi hooc-môn đang trong tình trạng lộn xộn... Làm thế nào để giải quyết tình trạng kháng leptin? Như đã nói, kháng leptin là một vấn đề phức tạp nhưng không phải không giải quyết được. Nếu muốn điều chỉnh tình trạng kháng leptin để đạt được mục tiêu giảm cân là cần nhất thiết tuân theo những quy tắc bất di bất dịch như sau: Ăn ít tinh bột thô, thực phẩm chế biến sẵn, đường...Ăn một lượng lớn chất đạm có lợi vào bữa sáng và ăn ngay sau khi ngủ dậy. Điều này giúp cơ thể bị ngấy và áp lực phải sản xuất hooc-môn. Chẳng hạn có thể ăn từ 2-3 quả trứng cùng rau và thịt còn lại từ bữa tối hôm trước. Đi ngủ trước 10h tối và tận dụng tối đa giấc ngủ. Ra ngoài trời vào ban ngày, nếu có thể được hãy đi chân đất để da được tiếp xúc với ánh nắng. Không ăn vặt. Nếu ăn vặt dù chỉ một lượng nhỏ thì gan sẽ phải làm việc liên tục và việc sản xuất hooc-môn bị gián đoạn. Mỗi bữa ăn nên cách nhau 4 tiếng, bữa cuối cùng trong ngày cũng nên cách giờ đi ngủ ít nhất 4 tiếng, kể cả các loại đồ uống có calo ngoại từ trà thảo dược, nước, cà phê. Nếu đang gặp tình trạng kháng leptin thì không nên tập thể dục trong giai đoạn đầu giảm cân vì vô tình cơ thể phải chịu thêm căng thẳng. Cơ thể cần thời gian để ổn định lại một chút trước khi bắt đầu bước vào quá trình tập luyện. Khi tập thể dục, chỉ chọn các bài tập chạy nhanh hoặc nâng tạ. Nếu muốn có thể đi bộ hoặc bơi lội nhưng không nên tập cardio vì các bài tập dành cho tim mạch này tạo thêm căng thẳng cho cơ thể. Ngược lại, những bài tập với cường độ cao và nâng tạ giúp ích rất nhiều trong việc sản xuất hooc-môn nên nên được ưu tiên trong những tuần đầu tập luyện. Một lưu ý khác nữa là nên tập vào buổi tối thay vì buổi sáng để ổn định lượng hooc-môn giảm béo. Bổ sung thêm nhiều thực phẩm chứa omega-3s như cá, thịt động vật ăn rau, hạt chia và hạn chế các thực phẩm chứa omega-6 như dầu thực vật, thịt thông thường, lúa gạo để ổn định lượng leptin.
Leptin là một lọai hooc-môn được sản sinh ra từ chất béo. Hooc-môn này tác động tới vùng não điều khiển cơn thèm ăn và sự trao đổi chất. Nhờ lentin, tế bào chất béo phát đi thông tin thông báo cho não biết khi nào đã no bụng. Từ đó, não sẽ tăng cường trao đổi chất cũng như đốt bớt năng lượng thừa.
Tuy nhiên, đôi khi não “phớt lờ” tín hiệu leptin khiến ta cảm thấy đói liên tục. Rất nhiều người bị tình trạng kháng leptin và kéo theo nhiều hệ lụy sức khỏe như huyết áp cao, béo phì, bệnh tim mạch cùng nhiều bệnh khác liên quan đến lượng đường trong máu.
Lượng leptin quá cao cùng với những tình trạng kháng leptin khác đi kèm còn làm giảm khả năng sinh sản, đẩy nhanh sự lão hóa và góp phần không nhỏ vào tình trạng béo phì. Tình trạng kháng leptin khiến cơ thể luôn bị đói, từ đó nhiều hệ trao đổi chất được kích hoạt, cơ thể thay vì đốt mỡ thì lại tiếp tục tích mỡ. Nói một cách ngắn gọn, nếu muốn giảm cân hoặc giữ vững cân nặng, cần phải điều chỉnh lượng leptin trong cơ thể.
Cũng tương tự như các hooc-môn khác, kháng leptin là một vấn đề phức tạp không do một căn nguyên cụ thể nào. Tuy nhiên các nhân tố sau đây có ảnh hưởng tiêu cực đến lượng leptin trong cơ thể: ăn nhiều đường, carb, stress, thiếu ngủ, insulin cao, ăn quá nhiều, tập thể dục quá nhiều nhất là khi hooc-môn đang trong tình trạng lộn xộn...
Làm thế nào để giải quyết tình trạng kháng leptin? Như đã nói, kháng leptin là một vấn đề phức tạp nhưng không phải không giải quyết được. Nếu muốn điều chỉnh tình trạng kháng leptin để đạt được mục tiêu giảm cân là cần nhất thiết tuân theo những quy tắc bất di bất dịch như sau:
Ăn ít tinh bột thô, thực phẩm chế biến sẵn, đường...Ăn một lượng lớn chất đạm có lợi vào bữa sáng và ăn ngay sau khi ngủ dậy. Điều này giúp cơ thể bị ngấy và áp lực phải sản xuất hooc-môn. Chẳng hạn có thể ăn từ 2-3 quả trứng cùng rau và thịt còn lại từ bữa tối hôm trước.
Đi ngủ trước 10h tối và tận dụng tối đa giấc ngủ. Ra ngoài trời vào ban ngày, nếu có thể được hãy đi chân đất để da được tiếp xúc với ánh nắng.
Không ăn vặt. Nếu ăn vặt dù chỉ một lượng nhỏ thì gan sẽ phải làm việc liên tục và việc sản xuất hooc-môn bị gián đoạn. Mỗi bữa ăn nên cách nhau 4 tiếng, bữa cuối cùng trong ngày cũng nên cách giờ đi ngủ ít nhất 4 tiếng, kể cả các loại đồ uống có calo ngoại từ trà thảo dược, nước, cà phê.
Nếu đang gặp tình trạng kháng leptin thì không nên tập thể dục trong giai đoạn đầu giảm cân vì vô tình cơ thể phải chịu thêm căng thẳng. Cơ thể cần thời gian để ổn định lại một chút trước khi bắt đầu bước vào quá trình tập luyện.
Khi tập thể dục, chỉ chọn các bài tập chạy nhanh hoặc nâng tạ. Nếu muốn có thể đi bộ hoặc bơi lội nhưng không nên tập cardio vì các bài tập dành cho tim mạch này tạo thêm căng thẳng cho cơ thể. Ngược lại, những bài tập với cường độ cao và nâng tạ giúp ích rất nhiều trong việc sản xuất hooc-môn nên nên được ưu tiên trong những tuần đầu tập luyện. Một lưu ý khác nữa là nên tập vào buổi tối thay vì buổi sáng để ổn định lượng hooc-môn giảm béo.
Bổ sung thêm nhiều thực phẩm chứa omega-3s như cá, thịt động vật ăn rau, hạt chia và hạn chế các thực phẩm chứa omega-6 như dầu thực vật, thịt thông thường, lúa gạo để ổn định lượng leptin.