Chai, bình nhựa là vật dụng phổ biến trong hầu hết các gia đình. Ưu điểm của chúng là gọn nhẹ, kích thước hình dáng đa dạng, giá cả lại phải chăng. Tuy nhiên, một số bình nhựa có thể chứa chất không tốt cho sức khỏe , không khác gì “đầu độc” bản thân. Đặc biệt khi bạn sử dụng bình nhựa đựng nước nóng.Thực tế, bình nhựa có nhiều loại khác nhau. Mức độ ảnh hưởng sức khỏe của bình phụ thuộc vào thành phần cấu tạo. Khi mua, bạn nên để ý biểu tượng tam giác ở dưới cùng. Nhìn vào số ở giữa tam giác để phân biệt chất liệu nhựa.Nhựa số 1. Nhựa PET hay PETE (Polyethylene Terephthalate - Ký hiệu số 1 dưới đáy bình). Người ta thường dùng PET và PETE để chế tạo các loại nước uống đóng chai, dầu gội, nước xúc miệng.Đặc tính của chúng là trong suốt, mặc dù chúng khá an toàn để sử dụng tiếp xúc với thực phẩm. Thế nhưng nhựa số 1 lại kém bền và kém an toàn khi tái sử dụng, dễ bị hư hỏng do tác dụng nhiệt, dễ trầy xước và gây tích tụ vi khuẩn, mầm bệnh... Do vậy, nó chỉ nên dùng 1 lần rồi bỏ.Đặc biệt, khả năng chịu nhiệt của nhựa số 1 rất kém - không quá 70°C. Khi dùng để đựng nước nóng nó sẽ hòa tan các chất độc hại. Uống vào không khác “đầu độc” cơ thể.Nhựa số 7 (hay Polypropylene). Đặc tính của nhựa số 7 là chúng có độ trong suốt cao, kết cấu cứng, mịn và chắc chắn. Đáng nói, nhựa số 7 có chứa thành phần bisphenol A (BPA).Dù được FDA xác nhận BPA có thể an toàn ở mức cho phép song nếu lượng quá lớn chúng có khả năng gây rối loạn nội tiết. Khi dùng để đựng nước nóng, nhiệt độ càng cao thì BPA càng được giải phóng nhiều hơn.Ngoài ra, các nhà khoa học cũng cảnh báo mối nguy từ việc sử dụng bát đũa, cốc từ chất liệu nhựa, giấy. Sử dụng 1 – 2 lần không có ý nghĩa nhiều song nếu dùng lâu dài hoặc làm nóng trong lò vi sóng chúng có thể bị biến dạng khi tiếp xúc với nhiệt.Ngay cả khi dùng cốc giấy, tiếp xúc với thực phẩm nhiệt độ nóng trên 70 độ có thể khiến lớp sáp bề mặt của chúng chảy ra, hòa lẫn với thức ăn ảnh hưởng đến hương vị cũng như sự an toàn cho sức khỏe.Bạn cũng nên cảnh giác với bát đĩa giả sứ. Được làm từ melamine formaldehyde, chất liệu giả sứ không gây hại cho sức khỏe. Dù vậy chúng vẫn được khuyến cáo không nên đựng đồ ăn nhiệt độ cao.Đáng chú ý, những cơ sở thiếu uy tín có thể thay thế formaldehyde bằng nhựa ure – fomaldehyde để giảm giá thành. Trong khi đó, chất này lại vô cùng nguy hại, thậm chí tiềm ẩn mối nguy ung thư. Ảnh minh họa: Internet.Mời độc giả xem video: Lợi ích sức khỏe của quả hồng giòn. Nguồn: Hanoitv.
Chai, bình nhựa là vật dụng phổ biến trong hầu hết các gia đình. Ưu điểm của chúng là gọn nhẹ, kích thước hình dáng đa dạng, giá cả lại phải chăng. Tuy nhiên, một số bình nhựa có thể chứa chất không tốt cho sức khỏe , không khác gì “đầu độc” bản thân. Đặc biệt khi bạn sử dụng bình nhựa đựng nước nóng.
Thực tế, bình nhựa có nhiều loại khác nhau. Mức độ ảnh hưởng sức khỏe của bình phụ thuộc vào thành phần cấu tạo. Khi mua, bạn nên để ý biểu tượng tam giác ở dưới cùng. Nhìn vào số ở giữa tam giác để phân biệt chất liệu nhựa.
Nhựa số 1. Nhựa PET hay PETE (Polyethylene Terephthalate - Ký hiệu số 1 dưới đáy bình). Người ta thường dùng PET và PETE để chế tạo các loại nước uống đóng chai, dầu gội, nước xúc miệng.
Đặc tính của chúng là trong suốt, mặc dù chúng khá an toàn để sử dụng tiếp xúc với thực phẩm. Thế nhưng nhựa số 1 lại kém bền và kém an toàn khi tái sử dụng, dễ bị hư hỏng do tác dụng nhiệt, dễ trầy xước và gây tích tụ vi khuẩn, mầm bệnh... Do vậy, nó chỉ nên dùng 1 lần rồi bỏ.
Đặc biệt, khả năng chịu nhiệt của nhựa số 1 rất kém - không quá 70°C. Khi dùng để đựng nước nóng nó sẽ hòa tan các chất độc hại. Uống vào không khác “đầu độc” cơ thể.
Nhựa số 7 (hay Polypropylene). Đặc tính của nhựa số 7 là chúng có độ trong suốt cao, kết cấu cứng, mịn và chắc chắn. Đáng nói, nhựa số 7 có chứa thành phần bisphenol A (BPA).
Dù được FDA xác nhận BPA có thể an toàn ở mức cho phép song nếu lượng quá lớn chúng có khả năng gây rối loạn nội tiết. Khi dùng để đựng nước nóng, nhiệt độ càng cao thì BPA càng được giải phóng nhiều hơn.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng cảnh báo mối nguy từ việc sử dụng bát đũa, cốc từ chất liệu nhựa, giấy. Sử dụng 1 – 2 lần không có ý nghĩa nhiều song nếu dùng lâu dài hoặc làm nóng trong lò vi sóng chúng có thể bị biến dạng khi tiếp xúc với nhiệt.
Ngay cả khi dùng cốc giấy, tiếp xúc với thực phẩm nhiệt độ nóng trên 70 độ có thể khiến lớp sáp bề mặt của chúng chảy ra, hòa lẫn với thức ăn ảnh hưởng đến hương vị cũng như sự an toàn cho sức khỏe.
Bạn cũng nên cảnh giác với bát đĩa giả sứ. Được làm từ melamine formaldehyde, chất liệu giả sứ không gây hại cho sức khỏe. Dù vậy chúng vẫn được khuyến cáo không nên đựng đồ ăn nhiệt độ cao.
Đáng chú ý, những cơ sở thiếu uy tín có thể thay thế formaldehyde bằng nhựa ure – fomaldehyde để giảm giá thành. Trong khi đó, chất này lại vô cùng nguy hại, thậm chí tiềm ẩn mối nguy ung thư. Ảnh minh họa: Internet.
Mời độc giả xem video: Lợi ích sức khỏe của quả hồng giòn. Nguồn: Hanoitv.