Theo Jonathan Parsons làm việc tại Đại học Ohio, ho không phải một bệnh, nó là dấu hiệu của vấn đề bất thường đang xảy ra bên trong cơ thể, báo hiệu bạn đang gặp rắc rối về sức khỏe.Một trong những nguyên nhân phổ biến sau những cơn ho kéo dài là chứng viêm phế quản. Viêm phế quản thường kéo theo ho kể cả khi đã khỏi bệnh. Nguyên nhân bởi siêu vi cảm, cúm có thể làm viêm đường thở trong nhiều tuần khiến các ống thở nhạy cảm hơn với những tác nhân gây ho bên ngoài. Chứng cảm, cúm cũng có thể khiến nước sau mũi tiếp tục chảy xuống họng một thời gian dài gây ra ho.Nghiêm trọng hơn viêm phế quản, mắc chứng viêm phổi khiến cơ thể tiết đờm có màu, thậm chí có vệt máu trong đờm. Người bệnh cũng có thể bị sốt, mệt mỏi toàn thân, khó thở, ớn lạnh và bắt buộc phải được điều trị bằng kháng sinh.Đáng lưu ý, không phải mọi trường hợp viêm phổi đều ho dai dẳng. Nhiều bệnh nhân viêm phổi không ho ngay từ đầu bởi phổi bị viêm quá nặng khiến tiếng ho khó có thể bật lên. Họ chỉ có thể ho sau vài ngày sử dụng thuốc kháng sinh.Tác dụng phụ của thuốc. Một số thuốc dùng điều trị huyết áp cao, suy tim có khả năng ức chế men chuyển gây ra phản ứng phụ là ho khan. Những cơn ho kéo dài trong trường hợp này thường kéo theo ngứa họng và xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm, có người ho rất dữ dội. Khi chuyển thuốc khác, triệu chứng ho sẽ hết.Trào ngược dạ dày thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản khá phổ biến song nhiều người lại không biết mình đang mắc bệnh. Tình trạng này khiến axit từ dạ dày đi ngược lên thực quản, kích thích những cơn ho kéo dài. Người bị trào ngược dạ dày thực quản thường hay bị ho sau khi ăn no, xuất hiện nhiều vào ban đêm và sáng sớm do tư thế nằm khiến axit dễ di chuyển từ dạ dày lên thực quản.Suyễn. Suyễn là bệnh cơ năng của phổi. Biểu hiện bằng những cơn khó thở, chủ yếu là khó thở ra do co thắt (Spasme) cơ trơn của phế quản mà nguyên nhân là dị ứng đối với một số chất như bụi nhà, lông thú, phấn hoa, cũng có khi do chất ăn uống như tôm, cua, cá, trứng… Người mắc suyễn thường thở khò khè, khó thở song đôi lúc ho khan kéo dài.Tắc nghẽn phổi mạn tính. Tắc nghẽn phổi mạn tính (COPD) cũng là một trong những nguyên nhân gây ho nghiêm trọng và kéo dài. Ngoài ho, COPD còn khiến người bệnh gặp khó khăn trong quá trình hô hấp. Bệnh thường “hỏi thăm” đối tượng có thói quen hút thuốc lá, tiếp xúc nhiều khói bụi.Ung thư phổi. Nếu mắc ung thư phổi, người bệnh có thể ho kéo dài tới hơn 8 tuần. Chuyên gia sức khỏe khuyến cáo tuyệt đối không nên bỏ qua dấu hiệu ho kéo dài kết hợp giảm cân, ho rau máu, mệt mỏi và đau tức ngực bởi tỷ lệ sống sau 5 năm mắc bệnh của ung thư phổi khá thấp, chỉ 17%.
Theo Jonathan Parsons làm việc tại Đại học Ohio, ho không phải một bệnh, nó là dấu hiệu của vấn đề bất thường đang xảy ra bên trong cơ thể, báo hiệu bạn đang gặp rắc rối về sức khỏe.
Một trong những nguyên nhân phổ biến sau những cơn ho kéo dài là chứng viêm phế quản. Viêm phế quản thường kéo theo ho kể cả khi đã khỏi bệnh. Nguyên nhân bởi siêu vi cảm, cúm có thể làm viêm đường thở trong nhiều tuần khiến các ống thở nhạy cảm hơn với những tác nhân gây ho bên ngoài. Chứng cảm, cúm cũng có thể khiến nước sau mũi tiếp tục chảy xuống họng một thời gian dài gây ra ho.
Nghiêm trọng hơn viêm phế quản, mắc chứng viêm phổi khiến cơ thể tiết đờm có màu, thậm chí có vệt máu trong đờm. Người bệnh cũng có thể bị sốt, mệt mỏi toàn thân, khó thở, ớn lạnh và bắt buộc phải được điều trị bằng kháng sinh.
Đáng lưu ý, không phải mọi trường hợp viêm phổi đều ho dai dẳng. Nhiều bệnh nhân viêm phổi không ho ngay từ đầu bởi phổi bị viêm quá nặng khiến tiếng ho khó có thể bật lên. Họ chỉ có thể ho sau vài ngày sử dụng thuốc kháng sinh.
Tác dụng phụ của thuốc. Một số thuốc dùng điều trị huyết áp cao, suy tim có khả năng ức chế men chuyển gây ra phản ứng phụ là ho khan. Những cơn ho kéo dài trong trường hợp này thường kéo theo ngứa họng và xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm, có người ho rất dữ dội. Khi chuyển thuốc khác, triệu chứng ho sẽ hết.
Trào ngược dạ dày thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản khá phổ biến song nhiều người lại không biết mình đang mắc bệnh. Tình trạng này khiến axit từ dạ dày đi ngược lên thực quản, kích thích những cơn ho kéo dài. Người bị trào ngược dạ dày thực quản thường hay bị ho sau khi ăn no, xuất hiện nhiều vào ban đêm và sáng sớm do tư thế nằm khiến axit dễ di chuyển từ dạ dày lên thực quản.
Suyễn. Suyễn là bệnh cơ năng của phổi. Biểu hiện bằng những cơn khó thở, chủ yếu là khó thở ra do co thắt (Spasme) cơ trơn của phế quản mà nguyên nhân là dị ứng đối với một số chất như bụi nhà, lông thú, phấn hoa, cũng có khi do chất ăn uống như tôm, cua, cá, trứng… Người mắc suyễn thường thở khò khè, khó thở song đôi lúc ho khan kéo dài.
Tắc nghẽn phổi mạn tính. Tắc nghẽn phổi mạn tính (COPD) cũng là một trong những nguyên nhân gây ho nghiêm trọng và kéo dài. Ngoài ho, COPD còn khiến người bệnh gặp khó khăn trong quá trình hô hấp. Bệnh thường “hỏi thăm” đối tượng có thói quen hút thuốc lá, tiếp xúc nhiều khói bụi.
Ung thư phổi. Nếu mắc ung thư phổi, người bệnh có thể ho kéo dài tới hơn 8 tuần. Chuyên gia sức khỏe khuyến cáo tuyệt đối không nên bỏ qua dấu hiệu ho kéo dài kết hợp giảm cân, ho rau máu, mệt mỏi và đau tức ngực bởi tỷ lệ sống sau 5 năm mắc bệnh của ung thư phổi khá thấp, chỉ 17%.