Sâm đất (còn gọi là sâm mồng tơi, sâm thổ, đông dương sâm, sâm thảo…) là một loài cây mọc hoang khá phổ biến ở nước ta. Từ lâu, dân gian ta đã biết sử dụng lá cây sâm đất để nấu canh, luộc thành rau ăn vì đây là món ăn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.Ngoài ra, trong Đông y, củ sâm đất là một vị thuốc quý, được sử dụng để chữa bệnh và nâng cao sức khỏe.Ở một số tỉnh của Trung Quốc, sâm đất được trồng làm cảnh, lấy rau ăn và củ được dùng làm thuốc bổ thay sâm khi cần thiết.Lá và rễ sâm đất có chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng như protein, chất béo, canxi, vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng chẩn trị Y học Cổ truyền, Hội Đông y Việt Nam), Đông y ghi nhận sâm đất có tính hàn, vị hơi đắng, cay.Củ sâm đất có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, long đờm, có tác dụng trị liệu như giảm đau, sưng trong viêm khớp,… Dân gian thường lấy củ sâm đất ngâm rượu uống, lá thì nấu canh ăn giúp giải nhiệt cơ thể, làm mát gan.Theo Nih.gov, củ sâm đất là một loại thực vật ăn được, phổ biến trên toàn thế giới, được biết đến với các đặc tính ngăn chặn bệnh tiểu đường. Nó cũng có một số tính chất dược lý khác như chống viêm, chống oxy hóa, chống dị ứng và chống ung thư.Bên cạnh đó, củ sâm đất còn chứa một loại đường gọi là fructooligosaccharide, có thể làm giảm mức triglycerides và lipoprotein đến mức thấp nhất, từ đó làm giảm cholesterol xấu trong cơ thể.Cũng theo lương y Vũ Quốc Trung, với những đặc tính trên, chúng ta có thể sử dụng sâm đất để chữa bệnh. Ở Việt Nam, người ta thường sử dụng sâm đất để trị ho, chữa bệnh gan hoặc phù thũng,…Tuy có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe, nhưng sâm đất cũng có thể gây độc nếu sử dụng quá liều lượng, với những biểu hiện ngộ độc như nôn mửa và ra nhiều mồ hôi.Việc sử dụng sâm đất phải hợp lý, đúng người, đúng bệnh, đúng liều lượng và nên tham khảo ý kiến thầy thuốc để mang lại hiệu quả cao nhất từ loại thảo dược này. Ảnh: Internet.Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.
Sâm đất (còn gọi là sâm mồng tơi, sâm thổ, đông dương sâm, sâm thảo…) là một loài cây mọc hoang khá phổ biến ở nước ta. Từ lâu, dân gian ta đã biết sử dụng lá cây sâm đất để nấu canh, luộc thành rau ăn vì đây là món ăn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
Ngoài ra, trong Đông y, củ sâm đất là một vị thuốc quý, được sử dụng để chữa bệnh và nâng cao sức khỏe.
Ở một số tỉnh của Trung Quốc, sâm đất được trồng làm cảnh, lấy rau ăn và củ được dùng làm thuốc bổ thay sâm khi cần thiết.
Lá và rễ sâm đất có chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng như protein, chất béo, canxi, vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng chẩn trị Y học Cổ truyền, Hội Đông y Việt Nam), Đông y ghi nhận sâm đất có tính hàn, vị hơi đắng, cay.
Củ sâm đất có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, long đờm, có tác dụng trị liệu như giảm đau, sưng trong viêm khớp,… Dân gian thường lấy củ sâm đất ngâm rượu uống, lá thì nấu canh ăn giúp giải nhiệt cơ thể, làm mát gan.
Theo Nih.gov, củ sâm đất là một loại thực vật ăn được, phổ biến trên toàn thế giới, được biết đến với các đặc tính ngăn chặn bệnh tiểu đường. Nó cũng có một số tính chất dược lý khác như chống viêm, chống oxy hóa, chống dị ứng và chống ung thư.
Bên cạnh đó, củ sâm đất còn chứa một loại đường gọi là fructooligosaccharide, có thể làm giảm mức triglycerides và lipoprotein đến mức thấp nhất, từ đó làm giảm cholesterol xấu trong cơ thể.
Cũng theo lương y Vũ Quốc Trung, với những đặc tính trên, chúng ta có thể sử dụng sâm đất để chữa bệnh. Ở Việt Nam, người ta thường sử dụng sâm đất để trị ho, chữa bệnh gan hoặc phù thũng,…
Tuy có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe, nhưng sâm đất cũng có thể gây độc nếu sử dụng quá liều lượng, với những biểu hiện ngộ độc như nôn mửa và ra nhiều mồ hôi.
Việc sử dụng sâm đất phải hợp lý, đúng người, đúng bệnh, đúng liều lượng và nên tham khảo ý kiến thầy thuốc để mang lại hiệu quả cao nhất từ loại thảo dược này. Ảnh: Internet.
Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.