Nước ép rau củ, trái cây. Nước ép trái cây, rau củ chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, vitamin và xenluloza trong chúng rất dễ bị phá hủy khi chiết ép, đun nấu. (Ảnh: Sohu, minh họa)Ngoài việc làm mất đi giá trị dinh dưỡng ban đầu, sử dụng nước ép rau củ còn khiến trẻ nạp lượng lớn đường vào cơ thể. Đường có thể gây mòn men răng, sâu răng, hại tỳ vị, dạ dày của trẻ.Lòng trắng trứng. Lòng trắng trứng chứa nhiều vitamin, protein và khoáng chất song là thực phẩm không nên dùng cho trẻ dưới 1 tuổi. Nguyên nhân bởi lòng trắng trứng chứa nhiều protein phân tử có thể dễ dàng xuyên qua thành ruột, đi vào máu gây ra tình trạng dị ứng, nổi mề đay.Mật ong. Mật ong chứa thành phần chủ yếu là đường, hỗn hợp các axit amin, vitamin, khoáng chất, sắt, kẽm và chất chống oxy hóa. Mật ong mang lại hiệu quả trị ho, tiểu đường, hen suyễn... rất tốt.Dù vậy, cha mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong. Nguyên nhân bởi mật ong chứa vi khuẩn Clostridium botulinum - loại vi khuẩn có khả năng sản sinh độc tố botulinum có thể gây ngủ lịm, làm suy yếu khả năng bú, yếu cơ và gây táo bón ở trẻ sơ sinh. Dùng thời gian dài, trẻ sẽ có dấu hiệu khó chịu và chóng mặt, thậm chí có thể gây ngộ độc dẫn đến tử vong.Cá biển sâu. Cá là nguồn dinh dưỡng phong phú. Tuy nhiên, cha mẹ không nên chọn các loại cá biển sâu, cá sinh sống ở vùng nước ô nhiễm để chế biến đồ ăn dặm cho con.Được biết, nhiều cá biển sâu như cá mòi, cá tuyết thường có dư lượng thủy ngân rất lớn. Trẻ ăn nhiều dễ bị ngộ độc thủy ngân, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất lẫn trí tuệ. Mặt khác, nhiều loại hải sản còn chứa chất dễ gây dị ứng. Bố mẹ cần thận trọng trước khi quyết định sử dụng chúng chế biến đồ ăn dặm cho trẻ.Gia vị cay, mặn. Trẻ dưới 1 tuổi ăn dặm tốt nhất không nên nêm thêm bất kỳ gia vị nào. Đặc biệt, thêm muối vào đồ ăn của trẻ dưới 1 tuổi tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh thận. Nguyên nhân bởi chức năng thận của trẻ ở độ tuổi này rất non nớt.Nêm quá nhiều muối khi ăn dặm còn tạo thói quen ăn nhiều muối cho trẻ khi lớn, ảnh hưởng đến chức năng thận, tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao, tim mạch trong tương lai.Ngoài ra một số nghiên cứu cũng cho thấy trẻ ăn nhiều muối ở thời gian này có thể dễ làm tổn thương não bộ. Mời độc giả xem thêm video: Thực phẩm cần tránh khi mang thai. (Nguồn video: Vinmec)
Nước ép rau củ, trái cây. Nước ép trái cây, rau củ chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, vitamin và xenluloza trong chúng rất dễ bị phá hủy khi chiết ép, đun nấu. (Ảnh: Sohu, minh họa)
Ngoài việc làm mất đi giá trị dinh dưỡng ban đầu, sử dụng nước ép rau củ còn khiến trẻ nạp lượng lớn đường vào cơ thể. Đường có thể gây mòn men răng, sâu răng, hại tỳ vị, dạ dày của trẻ.
Lòng trắng trứng. Lòng trắng trứng chứa nhiều vitamin, protein và khoáng chất song là thực phẩm không nên dùng cho trẻ dưới 1 tuổi. Nguyên nhân bởi lòng trắng trứng chứa nhiều protein phân tử có thể dễ dàng xuyên qua thành ruột, đi vào máu gây ra tình trạng dị ứng, nổi mề đay.
Mật ong. Mật ong chứa thành phần chủ yếu là đường, hỗn hợp các axit amin, vitamin, khoáng chất, sắt, kẽm và chất chống oxy hóa. Mật ong mang lại hiệu quả trị ho, tiểu đường, hen suyễn... rất tốt.
Dù vậy, cha mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong. Nguyên nhân bởi mật ong chứa vi khuẩn Clostridium botulinum - loại vi khuẩn có khả năng sản sinh độc tố botulinum có thể gây ngủ lịm, làm suy yếu khả năng bú, yếu cơ và gây táo bón ở trẻ sơ sinh. Dùng thời gian dài, trẻ sẽ có dấu hiệu khó chịu và chóng mặt, thậm chí có thể gây ngộ độc dẫn đến tử vong.
Cá biển sâu. Cá là nguồn dinh dưỡng phong phú. Tuy nhiên, cha mẹ không nên chọn các loại cá biển sâu, cá sinh sống ở vùng nước ô nhiễm để chế biến đồ ăn dặm cho con.
Được biết, nhiều cá biển sâu như cá mòi, cá tuyết thường có dư lượng thủy ngân rất lớn. Trẻ ăn nhiều dễ bị ngộ độc thủy ngân, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất lẫn trí tuệ. Mặt khác, nhiều loại hải sản còn chứa chất dễ gây dị ứng. Bố mẹ cần thận trọng trước khi quyết định sử dụng chúng chế biến đồ ăn dặm cho trẻ.
Gia vị cay, mặn. Trẻ dưới 1 tuổi ăn dặm tốt nhất không nên nêm thêm bất kỳ gia vị nào. Đặc biệt, thêm muối vào đồ ăn của trẻ dưới 1 tuổi tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh thận. Nguyên nhân bởi chức năng thận của trẻ ở độ tuổi này rất non nớt.
Nêm quá nhiều muối khi ăn dặm còn tạo thói quen ăn nhiều muối cho trẻ khi lớn, ảnh hưởng đến chức năng thận, tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao, tim mạch trong tương lai.
Ngoài ra một số nghiên cứu cũng cho thấy trẻ ăn nhiều muối ở thời gian này có thể dễ làm tổn thương não bộ.
Mời độc giả xem thêm video: Thực phẩm cần tránh khi mang thai. (Nguồn video: Vinmec)