Mùa nước nổi ở Tây Nam Bộ không chỉ mang đến nguồn cá tôm dồi dào mà còn xuất hiện nhiều loại cây trái đặc trưng, đậm chất miền quê. Về các tỉnh như An Giang, Đồng Tháp, Long An… những ngày này, đi bất cứ khu chợ nào, chúng ta dễ dàng bắt gặp trái cà na được bán khắp nơi như một loại đặc sản.Cà na không phải là loại quả có quanh năm mà nó có theo mùa vụ. Mùa cà na hay còn gọi là mùa trám xanh có vào khoảng tháng 8,9 đúng vào thời điểm lũ nước dâng cao tại vùng đồng bằng sông cửu long.Người dân miền Tây kể rằng, khi lũ về, nhiều cây trái không thể sống được qua mùa nước nổi nhưng chỉ riêng cây cà na lại có thể sống được mà còn cho ra những trái căng tròn, rất sum xuê. Trái cà na có hình bầu dục, to bằng lóng ngón tay, trái non có màu xanh đến lúc chín lại ngã sang màu vàng lợt có vị chua.Chế biến cà na rất đơn giản. Nhanh gọn nhất là một dĩa cà na đập dập rồi ăn sống chấm muối ớt. Bấy nhiêu thôi cũng đủ níu chân khách hàng và những người con xa xứ.Hái cà na đúng bài phải dùng sào dài, có lưới nhỏ để đựng. Tốt nhất là có người phụ dùng nón hứng vì có trái thích nhảy ra ngoài. Mùa nước nổi phải dùng xuồng bơi (chèo) để hái và vớt. Lũ trẻ quê thường không đủ kiên nhẫn, nên cứ leo lên cây, rung mạnh. Những trái già sẽ rụng như mưa, phải nhanh tay lẹ mắt hớt chụp, cho vào túi, vào bị.Cà na bán ở chợ chủ yếu là tiền công hái, vận chuyển và ngồi bán. Trái trên cây là của trời cho, ai hái cũng được, không tốn tiền. Xưa, cà na là loại cây hoang dại, ít ai trồng vì trái cà na có giá trị kinh tế không cao. Nay, loại trái cây này lại trở thành mặt hàng được giới "tuổi teen" nơi phố thị ưa chuộng, vì thế cung không đủ cầu. Cây cà na cũng được nông dân ở nhiều tỉnh miền Tây bắt đầu trồng lại.Nếu như các bạn trẻ thường lấy trái cà na tươi để chấm muối ớt ăn thì các mẹ và các bà lại có sở thích muối cà na với mắm để ăn với cơm. Việc thực hiện muối cà na cũng vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần lấy cà na sơ chế qua bằng cách rửa sạch, cạo vỏ và khía xung quanh quả.Trước khi muối bạn nên luộc qua để đảm bảo quả sẽ bớt chát và bớt nhờn hơn. Sau đó bạn nên cho cà na vào dung dịch nước mắm - đường - ớt, chỉ khoảng sau 1 - 2 ngày là bạn sẽ có một lọ cà na muối vô cùng hấp dẫn.Ăn cà na ngon nhất là lúc mưa dầm hay trời se lạnh. Phải ăn bằng cả mắt nhìn, mũi ngửi, miệng cắn, tai nghe và cảm nhận đủ hương vị cuộc sống chua, cay, mặn, ngọt, chát, thơm tan đầu lưỡi rồi lan dần khắp cơ thể.Chịu khó đập dập thì dù ngâm muốt ớt, ngào đường, ngào muối ớt đường, sên đường, làm mứt, ngâm nước mắm, làm dưa... đều ngon hết. Một vài nơi, người ta còn kho cà na với cá rô hay thịt ba rọi giống như cách kho trám ngoài Bắc.Tuy nhiên người miền Tây lại thích nhất là những trái cà na ngào đường. Trước khi chế biến, trái cà na được rửa sạch, để ráo nước. Lấy dao nhỏ, cắt bỏ cuống, rạch dọc vài đường trên thân trái, để khi trộn gia vị ngấm sâu đậm hơn. Cà na trộn với hỗn hợp gồm nước mắm, ớt, đường... rồi cho vào hũ, chỉ sau 2 ngày là ăn được. Ảnh: Internet.Mời độc giả xem video "Về Xứ Dừa Thưởng Thức Món Ngon". Nguồn: VTV Review.
Mùa nước nổi ở Tây Nam Bộ không chỉ mang đến nguồn cá tôm dồi dào mà còn xuất hiện nhiều loại cây trái đặc trưng, đậm chất miền quê. Về các tỉnh như An Giang, Đồng Tháp, Long An… những ngày này, đi bất cứ khu chợ nào, chúng ta dễ dàng bắt gặp trái cà na được bán khắp nơi như một loại đặc sản.
Cà na không phải là loại quả có quanh năm mà nó có theo mùa vụ. Mùa cà na hay còn gọi là mùa trám xanh có vào khoảng tháng 8,9 đúng vào thời điểm lũ nước dâng cao tại vùng đồng bằng sông cửu long.
Người dân miền Tây kể rằng, khi lũ về, nhiều cây trái không thể sống được qua mùa nước nổi nhưng chỉ riêng cây cà na lại có thể sống được mà còn cho ra những trái căng tròn, rất sum xuê. Trái cà na có hình bầu dục, to bằng lóng ngón tay, trái non có màu xanh đến lúc chín lại ngã sang màu vàng lợt có vị chua.
Chế biến cà na rất đơn giản. Nhanh gọn nhất là một dĩa cà na đập dập rồi ăn sống chấm muối ớt. Bấy nhiêu thôi cũng đủ níu chân khách hàng và những người con xa xứ.
Hái cà na đúng bài phải dùng sào dài, có lưới nhỏ để đựng. Tốt nhất là có người phụ dùng nón hứng vì có trái thích nhảy ra ngoài. Mùa nước nổi phải dùng xuồng bơi (chèo) để hái và vớt. Lũ trẻ quê thường không đủ kiên nhẫn, nên cứ leo lên cây, rung mạnh. Những trái già sẽ rụng như mưa, phải nhanh tay lẹ mắt hớt chụp, cho vào túi, vào bị.
Cà na bán ở chợ chủ yếu là tiền công hái, vận chuyển và ngồi bán. Trái trên cây là của trời cho, ai hái cũng được, không tốn tiền.
Xưa, cà na là loại cây hoang dại, ít ai trồng vì trái cà na có giá trị kinh tế không cao. Nay, loại trái cây này lại trở thành mặt hàng được giới "tuổi teen" nơi phố thị ưa chuộng, vì thế cung không đủ cầu. Cây cà na cũng được nông dân ở nhiều tỉnh miền Tây bắt đầu trồng lại.
Nếu như các bạn trẻ thường lấy trái cà na tươi để chấm muối ớt ăn thì các mẹ và các bà lại có sở thích muối cà na với mắm để ăn với cơm. Việc thực hiện muối cà na cũng vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần lấy cà na sơ chế qua bằng cách rửa sạch, cạo vỏ và khía xung quanh quả.
Trước khi muối bạn nên luộc qua để đảm bảo quả sẽ bớt chát và bớt nhờn hơn. Sau đó bạn nên cho cà na vào dung dịch nước mắm - đường - ớt, chỉ khoảng sau 1 - 2 ngày là bạn sẽ có một lọ cà na muối vô cùng hấp dẫn.
Ăn cà na ngon nhất là lúc mưa dầm hay trời se lạnh. Phải ăn bằng cả mắt nhìn, mũi ngửi, miệng cắn, tai nghe và cảm nhận đủ hương vị cuộc sống chua, cay, mặn, ngọt, chát, thơm tan đầu lưỡi rồi lan dần khắp cơ thể.
Chịu khó đập dập thì dù ngâm muốt ớt, ngào đường, ngào muối ớt đường, sên đường, làm mứt, ngâm nước mắm, làm dưa... đều ngon hết. Một vài nơi, người ta còn kho cà na với cá rô hay thịt ba rọi giống như cách kho trám ngoài Bắc.
Tuy nhiên người miền Tây lại thích nhất là những trái cà na ngào đường. Trước khi chế biến, trái cà na được rửa sạch, để ráo nước. Lấy dao nhỏ, cắt bỏ cuống, rạch dọc vài đường trên thân trái, để khi trộn gia vị ngấm sâu đậm hơn. Cà na trộn với hỗn hợp gồm nước mắm, ớt, đường... rồi cho vào hũ, chỉ sau 2 ngày là ăn được. Ảnh: Internet.