Nhiễm liên cầu khuẩn do ăn uống mất vệ sinh, ăn đồ sống. Thời điểm này, dịch bệnh liên cầu khuẩn heo dễ phát tán bởi người dân ăn tiệc tùng dễ ăn phải heo bẩn mang mầm bệnh. Người bị bệnh liên cầu khuẩn từ heo thường mắc ở hai thể. Ở thể cấp tính, bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng huyết khiến người bệnh sốt cao, tụt huyết áp, sốc, gây suy đa phủ tạng, xuất huyết và hoại tử toàn thân…, dẫn đến tử vong rất nhanh.Ở thể viêm màng não, bệnh nhân có sốt cao trên 39 độ C, đau đầu dữ dội, nôn, ù tai, chân tay lạnh, rét run, cứng gáy, rối loạn tri giác, lơ mơ dần dẫn đến hôn mê và nếu được cứu sống cũng để lại di chứng ù tai, điếc tai, mất trí nhớ. Ngoài ra, có những trường hợp mắc cùng lúc cả hai thể bệnh này khiến tình trạng bệnh rất nguy kịch. Nhiễm giun sán. Giun sán xâm nhập vào cơ thể bằng đường ăn uống. Do bệnh nhân ăn phải nguồn thịt heo hoặc uống nước chứa ấu trùng không được nấu chín. Ấu trùng sán sau khi đi vào đường tiêu hóa sẽ vỡ ra, tấn công đến các cơ quan khác như não, da, mắt… Quá trình ấu trùng khu trú lâu có thể tạo thành nang lớn. Ảnh: SuckhoetongquatMắc bệnh sán vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bởi khi trẻ mắc các giun tóc, giun móc bám vào niêm mạc ruột gây viêm loét ruột, thậm chí gây chảy máu rỉ rả, nhiều trẻ bị thiếu máu có khi phải truyền máu. Nếu bị nhiễm giun đũa có thể gây tắc ruột, tắc mật, tắc ống tụy gây ra các triệu chứng đau bụng dai dẳng hoặc kịch phát, ói mửa, vàng da, viêm gan…Ảnh: Zing.Tiêu chảy do nhiễm khuẩn E.coli. Các triệu chứng nhiễm khuẩn E.coli bao gồm nặng bụng, quặn bụng, tiêu chảy, nôn. Bệnh thường bùng phát sau khi ăn hoặc một vài ngày sau khi tiếp xúc, bệnh diễn tiến nặng ở những người mắc thêm bệnh mạn tính. Nhiễm khuẩn E.coli thường kéo dài khoảng 1 tuần.Phòng tránh nhiễm khuẩn E.coli: Tuyệt đối ăn các đồ ăn nấu chín kỹ, không ăn thịt vẫn còn màu hồng. Vệ sinh các đồ dùng nấu ăn, dùng riêng thớt, dao với thịt sống và chín, khi cất thịt vào tủ lạnh cần để riêng ngăn thịt chín và sống. Chỉ mua các sản phẩm sữa tiệt trùng, nếu không phải đun sôi trước khi uống. Đối với rau xanh, cần rửa kỳ và nấu chín.Ngộ độc do vi khuẩn Listeria. Vi khuẩn này rất ưa chuộng các sản phẩm trái cây, rau quả tươi, rau quả khô, các loại thực phẩm chế biến sẵn, phô mai, sữa kể cả sữa chua, xúc xích. Vi khuẩn listeria có thể sống ở nhiệt độ lạnh, nên việc trữ đồ ăn trong tỷ lạnh không thể làm chết vi khuẩn.Viêm gan siêu vi A. Đây là bệnh gan thường lây qua đường ăn uống, chủ yếu do mất vệ sinh khi chế biến hoặc chế biến không đúng cách. Viêm gan A là loại virus tấn công gan. Biểu hiện của viêm gan: Bệnh có thể gây sốt, mệt mỏi, buồn nôn, giảm cân, vàng da. Hầu hết các nhiễm trùng này thường nhẹ và tự khỏi.Nó có thể lây lan khi một người bị nhiễm bệnh rửa tay sạch, sau đó chạm vào thức ăn và người khác ăn phải. Phòng bệnh viêm gan A: Luôn luôn rửa tay kỹ trước khi chế biến thức ăn. Nên tiêm phòng vaccin viêm gan A, nhất là với những người làm việc chế biến thực phẩm. Ảnh: Thanh Niên.
Nhiễm liên cầu khuẩn do ăn uống mất vệ sinh, ăn đồ sống. Thời điểm này, dịch bệnh liên cầu khuẩn heo dễ phát tán bởi người dân ăn tiệc tùng dễ ăn phải heo bẩn mang mầm bệnh. Người bị bệnh liên cầu khuẩn từ heo thường mắc ở hai thể. Ở thể cấp tính, bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng huyết khiến người bệnh sốt cao, tụt huyết áp, sốc, gây suy đa phủ tạng, xuất huyết và hoại tử toàn thân…, dẫn đến tử vong rất nhanh.
Ở thể viêm màng não, bệnh nhân có sốt cao trên 39 độ C, đau đầu dữ dội, nôn, ù tai, chân tay lạnh, rét run, cứng gáy, rối loạn tri giác, lơ mơ dần dẫn đến hôn mê và nếu được cứu sống cũng để lại di chứng ù tai, điếc tai, mất trí nhớ. Ngoài ra, có những trường hợp mắc cùng lúc cả hai thể bệnh này khiến tình trạng bệnh rất nguy kịch.
Nhiễm giun sán. Giun sán xâm nhập vào cơ thể bằng đường ăn uống. Do bệnh nhân ăn phải nguồn thịt heo hoặc uống nước chứa ấu trùng không được nấu chín. Ấu trùng sán sau khi đi vào đường tiêu hóa sẽ vỡ ra, tấn công đến các cơ quan khác như não, da, mắt… Quá trình ấu trùng khu trú lâu có thể tạo thành nang lớn. Ảnh: Suckhoetongquat
Mắc bệnh sán vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bởi khi trẻ mắc các giun tóc, giun móc bám vào niêm mạc ruột gây viêm loét ruột, thậm chí gây chảy máu rỉ rả, nhiều trẻ bị thiếu máu có khi phải truyền máu. Nếu bị nhiễm giun đũa có thể gây tắc ruột, tắc mật, tắc ống tụy gây ra các triệu chứng đau bụng dai dẳng hoặc kịch phát, ói mửa, vàng da, viêm gan…Ảnh: Zing.
Tiêu chảy do nhiễm khuẩn E.coli. Các triệu chứng nhiễm khuẩn E.coli bao gồm nặng bụng, quặn bụng, tiêu chảy, nôn. Bệnh thường bùng phát sau khi ăn hoặc một vài ngày sau khi tiếp xúc, bệnh diễn tiến nặng ở những người mắc thêm bệnh mạn tính. Nhiễm khuẩn E.coli thường kéo dài khoảng 1 tuần.
Phòng tránh nhiễm khuẩn E.coli: Tuyệt đối ăn các đồ ăn nấu chín kỹ, không ăn thịt vẫn còn màu hồng. Vệ sinh các đồ dùng nấu ăn, dùng riêng thớt, dao với thịt sống và chín, khi cất thịt vào tủ lạnh cần để riêng ngăn thịt chín và sống. Chỉ mua các sản phẩm sữa tiệt trùng, nếu không phải đun sôi trước khi uống. Đối với rau xanh, cần rửa kỳ và nấu chín.
Ngộ độc do vi khuẩn Listeria. Vi khuẩn này rất ưa chuộng các sản phẩm trái cây, rau quả tươi, rau quả khô, các loại thực phẩm chế biến sẵn, phô mai, sữa kể cả sữa chua, xúc xích. Vi khuẩn listeria có thể sống ở nhiệt độ lạnh, nên việc trữ đồ ăn trong tỷ lạnh không thể làm chết vi khuẩn.
Viêm gan siêu vi A. Đây là bệnh gan thường lây qua đường ăn uống, chủ yếu do mất vệ sinh khi chế biến hoặc chế biến không đúng cách. Viêm gan A là loại virus tấn công gan. Biểu hiện của viêm gan: Bệnh có thể gây sốt, mệt mỏi, buồn nôn, giảm cân, vàng da. Hầu hết các nhiễm trùng này thường nhẹ và tự khỏi.
Nó có thể lây lan khi một người bị nhiễm bệnh rửa tay sạch, sau đó chạm vào thức ăn và người khác ăn phải. Phòng bệnh viêm gan A: Luôn luôn rửa tay kỹ trước khi chế biến thức ăn. Nên tiêm phòng vaccin viêm gan A, nhất là với những người làm việc chế biến thực phẩm. Ảnh: Thanh Niên.