Gừng là gia vị quen thuộc, khi nấu ăn người ta cho vào một ít gừng sẽ giúp khử mùi tanh của gia vị và giúp bữa cơm ngon miệng hơn.Ngoài tác dụng giúp món ăn thơm ngon, gừng còn có tác dụng nhất định với sức khỏe. Theo Trung y, gừng có vị cay, tính ấm, đi vào phổi, tỳ, vị có tác dụng tiêu đờm, giải độc, xua tàn hàn khí… Gừng kết hợp với đường nâu có tác dụng thanh nhiệt, bài lạnh và độ ẩm trong người, rất tốt cho phụ nữ.Tuy nhiên, thời điểm ăn gừng rất quan trọng, quyết định tác dụng của chúng với sức khỏe. Người Trung Quốc có câu: “Sáng ăn gừng, tối ăn củ cải” ngụ ý khuyên nên ăn gừng vào buổi sáng để có lợi cho cơ thể.Gừng có vị cay, tính ấm thích hợp dùng vào buổi sáng. Nguyên nhân bởi khi bắt đầu ngày mới, khí trong dạ dày còn nhiều. Ăn gừng buổi sáng sẽ khiến cho dương khí bốc lên, thải độc ra ngoài, tốt cho dạ dày và có tác dụng kiện tỳ.Đồng thời, gừng có khả năng cải thiện tốc độ lưu thông máu, kích thích chuyển hóa axit trong dạ dày, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa. Điều này rất tốt để khởi đầu ngày mới.Buổi trưa dương khí mạnh. Nếu ăn gừng thời điểm này sẽ sinh thêm dương khí, ảnh hưởng đến sức khỏe. Người khỏe mạnh sẽ khó cảm nhận tác hại ăn gừng buổi trưa. Tuy nhiên, những người thể trạng yếu, nếu không kiểm soát lượng gừng ăn vào sẽ rất dễ nổi cáu, khó chịu. Ăn gừng lúc này cũng gây tổn thương dạ dày, đường ruột và sức khỏe tổng thể. Có thể nói, ăn gừng buổi trưa không khác nào đổ thêm dầu vào lửa.Trong khi đó, ăn gừng buổi tối được ví như thạch tín, tự chuốc độc bản thân. Kinh nghiệm dân gian có vẻ cường điệu hóa tác hại ăn gừng buổi tối song không phải không có cơ sở.Vào buổi tối, dương khí thu lại, âm khí trong cơ thể nhiều hơn, ăn gừng sẽ là một hạ sách. Tính nóng của loại củ này sẽ gây hại như ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu bình thường, gây đầy bụng.Ăn gừng buổi tối còn ảnh hưởng đến não bộ, duy trì trạng thái căng thẳng, khó ngủ, không thể ngủ ngon. Trạng thái này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng tự phục hồi cơ thể, giải độc của gan.Để tốt cho cơ thể, buổi tối nên ăn các thực phẩm thanh nhiệt, tiêu thực và củ cải là một trong những lựa chọn hoàn hảo.Khi đi vào cơ thể, củ cải có tính lạnh giúp hạ hỏa, thanh nhiệt. Không chỉ vậy, loại củ này còn hỗ trợ tiêu thực, tránh cảm giác đầy bụng khó chịu. Ảnh: ITMời độc giả xem video: Tác dụng của đậu xanh đối với sức khỏe. Nguồn: Hanoitv
Gừng là gia vị quen thuộc, khi nấu ăn người ta cho vào một ít gừng sẽ giúp khử mùi tanh của gia vị và giúp bữa cơm ngon miệng hơn.
Ngoài tác dụng giúp món ăn thơm ngon, gừng còn có tác dụng nhất định với sức khỏe. Theo Trung y, gừng có vị cay, tính ấm, đi vào phổi, tỳ, vị có tác dụng tiêu đờm, giải độc, xua tàn hàn khí… Gừng kết hợp với đường nâu có tác dụng thanh nhiệt, bài lạnh và độ ẩm trong người, rất tốt cho phụ nữ.
Tuy nhiên, thời điểm ăn gừng rất quan trọng, quyết định tác dụng của chúng với sức khỏe. Người Trung Quốc có câu: “Sáng ăn gừng, tối ăn củ cải” ngụ ý khuyên nên ăn gừng vào buổi sáng để có lợi cho cơ thể.
Gừng có vị cay, tính ấm thích hợp dùng vào buổi sáng. Nguyên nhân bởi khi bắt đầu ngày mới, khí trong dạ dày còn nhiều. Ăn gừng buổi sáng sẽ khiến cho dương khí bốc lên, thải độc ra ngoài, tốt cho dạ dày và có tác dụng kiện tỳ.
Đồng thời, gừng có khả năng cải thiện tốc độ lưu thông máu, kích thích chuyển hóa axit trong dạ dày, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa. Điều này rất tốt để khởi đầu ngày mới.
Buổi trưa dương khí mạnh. Nếu ăn gừng thời điểm này sẽ sinh thêm dương khí, ảnh hưởng đến sức khỏe. Người khỏe mạnh sẽ khó cảm nhận tác hại ăn gừng buổi trưa.
Tuy nhiên, những người thể trạng yếu, nếu không kiểm soát lượng gừng ăn vào sẽ rất dễ nổi cáu, khó chịu. Ăn gừng lúc này cũng gây tổn thương dạ dày, đường ruột và sức khỏe tổng thể. Có thể nói, ăn gừng buổi trưa không khác nào đổ thêm dầu vào lửa.
Trong khi đó, ăn gừng buổi tối được ví như thạch tín, tự chuốc độc bản thân. Kinh nghiệm dân gian có vẻ cường điệu hóa tác hại ăn gừng buổi tối song không phải không có cơ sở.
Vào buổi tối, dương khí thu lại, âm khí trong cơ thể nhiều hơn, ăn gừng sẽ là một hạ sách. Tính nóng của loại củ này sẽ gây hại như ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu bình thường, gây đầy bụng.
Ăn gừng buổi tối còn ảnh hưởng đến não bộ, duy trì trạng thái căng thẳng, khó ngủ, không thể ngủ ngon. Trạng thái này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng tự phục hồi cơ thể, giải độc của gan.
Để tốt cho cơ thể, buổi tối nên ăn các thực phẩm thanh nhiệt, tiêu thực và củ cải là một trong những lựa chọn hoàn hảo.
Khi đi vào cơ thể, củ cải có tính lạnh giúp hạ hỏa, thanh nhiệt. Không chỉ vậy, loại củ này còn hỗ trợ tiêu thực, tránh cảm giác đầy bụng khó chịu. Ảnh: IT
Mời độc giả xem video: Tác dụng của đậu xanh đối với sức khỏe. Nguồn: Hanoitv