Kết quả nghiên cứu chỉ ra, duy trì thói quen ngủ và thức dậy một giờ cố định góp phần xây dựng lối sống lành mạnh. Đây cũng là một trong những bí quyết thành công của nhiều CEO hàng đầu.Giúp bạn kiên trì, chủ động hơn. Trang Brightside thông tin, một nghiên cứu tại Đức tiết lộ những người có thói quen dậy sớm vào buổi sáng thường có tính kiên trì, hợp tác và ham thích trải nghiệm những điều mới mẻ.Dậy sớm, thức dậy cùng 1 thời điểm cũng là thói quen của nhiều người thành công. Trong cuốn sách “5 AM club ” của mình, tác giả Robin Sharma từng chỉ ra, quãng thời gian khởi đầu ngày mới rất quan trọng. Làm chủ được buổi sáng của mình, bạn mới có thể làm chủ được cuộc sống của mình.Thức dậy cùng 1 thời điểm giúp tỉnh táo, bớt lo lắng. Một nghiên cứu cũng từng chỉ ra sự lo lắng có liên quan mật thiết đến thói quen ngủ của mỗi người. Cụ thể, dậy sớm mỗi ngày giúp tinh thần được tỉnh táo, tăng cường sức khỏe, giành thế chủ động thay vì lo lắng vì thời gian gấp rút.Thức dậy cùng 1 thời điểm giúp bớt trì hoãn. Dậy sớm giúp bạn khởi động ngày mới theo lộ trình mình dự định. Không chỉ giúp nâng cao hiệu quả công việc, dứt khoát rời khỏi chiếc giường êm ái cũng giúp bạn rèn luyện tính kiên định.Giúp bạn giảm suy nghĩ tiêu cực. Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe tâm thần, khiến cơ thể đối diện với nguy cơ trầm cảm cao hơn. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên lên thời gian biểu cố định cho việc đi ngủ, giờ thức dậy. Bằng cách xác định thời gian cụ thể, chắc chắn bạn sẽ cải thiện được chất lượng giấc ngủ của mình.Giúp bạn hài lòng với cuộc sống. Khảo sát 1.033 người tình nguyện, các nhà khoa học nhận thấy những người có thói quen dậy sớm thường có mức độ hài lòng cuộc sống cao hơn 13%, hài lòng về tài chính cao hơn 18% so với những người không có kế hoạch cho giấc ngủ.Giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn. Thức dậy sớm vào cùng 1 thời điểm giúp cơ thể nhanh chóng sẵn sàng khởi động ngày mới. Việc dậy cùng 1 thời điểm cho phép họ thực hiện kế hoạch định sẵn như tập thể dục, chuẩn bị bữa sáng... từ đó tràn đầy năng lượng hơn.Giúp bạn tiêu hóa tốt hơn. Cơ thể có cơ chế đồng hồ sinh học, điều chỉnh chu kỳ ngủ - thức và ruột cũng vận hành theo cách tương tự. Việc ngủ - thức dậy vào 1 thời điểm cố định cho phép hệ tiêu hóa được vận hành theo đúng như chương trình quen thuộc. Nhờ vậy, hiệu quả tiêu hóa cũng được tăng lên.Giúp bạn tăng cường đề kháng. Giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng trong khả năng miễn dịch. Lý giải việc thức dậy thường xuyên giúp ích cho hệ miễn dịch, các nhà khoa học cho rằng chính việc nâng cao chất lượng giấc ngủ, tạo điều kiện cho quá trình trao đổi chất được vận hành tích cực. Có được hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cơ thể cũng dễ có được hệ miễn dịch tốt hơn.
Mời độc giả xem video: Bữa cơm, giấc ngủ vội của những chiến binh chống Covid-19. Nguồn: VTCNow.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra, duy trì thói quen ngủ và thức dậy một giờ cố định góp phần xây dựng lối sống lành mạnh. Đây cũng là một trong những bí quyết thành công của nhiều CEO hàng đầu.
Giúp bạn kiên trì, chủ động hơn. Trang Brightside thông tin, một nghiên cứu tại Đức tiết lộ những người có thói quen dậy sớm vào buổi sáng thường có tính kiên trì, hợp tác và ham thích trải nghiệm những điều mới mẻ.
Dậy sớm, thức dậy cùng 1 thời điểm cũng là thói quen của nhiều người thành công. Trong cuốn sách “5 AM club ” của mình, tác giả Robin Sharma từng chỉ ra, quãng thời gian khởi đầu ngày mới rất quan trọng. Làm chủ được buổi sáng của mình, bạn mới có thể làm chủ được cuộc sống của mình.
Thức dậy cùng 1 thời điểm giúp tỉnh táo, bớt lo lắng. Một nghiên cứu cũng từng chỉ ra sự lo lắng có liên quan mật thiết đến thói quen ngủ của mỗi người. Cụ thể, dậy sớm mỗi ngày giúp tinh thần được tỉnh táo, tăng cường sức khỏe, giành thế chủ động thay vì lo lắng vì thời gian gấp rút.
Thức dậy cùng 1 thời điểm giúp bớt trì hoãn. Dậy sớm giúp bạn khởi động ngày mới theo lộ trình mình dự định. Không chỉ giúp nâng cao hiệu quả công việc, dứt khoát rời khỏi chiếc giường êm ái cũng giúp bạn rèn luyện tính kiên định.
Giúp bạn giảm suy nghĩ tiêu cực. Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe tâm thần, khiến cơ thể đối diện với nguy cơ trầm cảm cao hơn. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên lên thời gian biểu cố định cho việc đi ngủ, giờ thức dậy. Bằng cách xác định thời gian cụ thể, chắc chắn bạn sẽ cải thiện được chất lượng giấc ngủ của mình.
Giúp bạn hài lòng với cuộc sống. Khảo sát 1.033 người tình nguyện, các nhà khoa học nhận thấy những người có thói quen dậy sớm thường có mức độ hài lòng cuộc sống cao hơn 13%, hài lòng về tài chính cao hơn 18% so với những người không có kế hoạch cho giấc ngủ.
Giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn. Thức dậy sớm vào cùng 1 thời điểm giúp cơ thể nhanh chóng sẵn sàng khởi động ngày mới. Việc dậy cùng 1 thời điểm cho phép họ thực hiện kế hoạch định sẵn như tập thể dục, chuẩn bị bữa sáng... từ đó tràn đầy năng lượng hơn.
Giúp bạn tiêu hóa tốt hơn. Cơ thể có cơ chế đồng hồ sinh học, điều chỉnh chu kỳ ngủ - thức và ruột cũng vận hành theo cách tương tự. Việc ngủ - thức dậy vào 1 thời điểm cố định cho phép hệ tiêu hóa được vận hành theo đúng như chương trình quen thuộc. Nhờ vậy, hiệu quả tiêu hóa cũng được tăng lên.
Giúp bạn tăng cường đề kháng. Giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng trong khả năng miễn dịch. Lý giải việc thức dậy thường xuyên giúp ích cho hệ miễn dịch, các nhà khoa học cho rằng chính việc nâng cao chất lượng giấc ngủ, tạo điều kiện cho quá trình trao đổi chất được vận hành tích cực. Có được hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cơ thể cũng dễ có được hệ miễn dịch tốt hơn.
Mời độc giả xem video: Bữa cơm, giấc ngủ vội của những chiến binh chống Covid-19. Nguồn: VTCNow.