Làm nghề thuốc nam, ông Hưng đặc biệt quan tâm đến nguồn dược liệu, nhất là trước tình trạng khai thác tận diệt để bán cho thương lái Trung Quốc, vì vậy trên toàn bộ diện tích 7 sào ông giành trọn để trồng dược liệu. Tính đến nay, trong vườn cây dược liệu gia đình ông có trên 300 vị thuốc (Trong ảnh là cây huyết đằng trên 30 năm, là vị thuốc chuyên trị các bệnh về xương khớp)Trên mỗi khoảnh đất, ông Hưng áp dụng cách trồng hỗn giao, theo tầng lớp. Trong ảnh là cây Trinh nữ hoàng cung, một trong những vị thuốc hiện đã được nghiên cứu đưa vào ứng dụng trong điều trị ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.Cây Xạ đen (theo cách gọi của người Thổ ở Quỳ Hợp gọi là cây cỏ máu) cũng là một trong những vị thuốc hiện được nghiên cứu ứng dụng trong điều trị ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.Cẩu tích, vị thuốc bổ thận, trị đau nhức xương khớp, thoái hóa đốt sống.Cây Sa kê có tác dụng điều trị viêm gan.Củ bình vôi, một trong những vị thuốc dùng điều trị bệnh dạ dày, hen suyễn, ho kinh niên, mạn tính.Cây tang ký sinh (dân gian gọi là cưỡi bá cành dâu) vốn cực hiếm trong tự nhiên, là vị thuốc dùng cho phụ nữ sau khi sinh để tăng tiết sữa, bổ gân cốt.Cây Hoàng đằng dùng chữa trị đại tràng co thắt.Cây Thìa canh, dùng chữa trị gan nhiễm mỡ. Ông Phạm Quang Hưng cho biết, để có được vườn dược liệu với 300 vị thuốc như hiện nay, ngoài việc sưu tầm ở các vùng núi cao trong tỉnh, ông phải vào tận Đắc Lắc, ra Nam Định, Hòa Bình... để săn tìm cây đưa về nhân giống. Trong thời gian tới ông sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng vừa để đảm bảo nguồn cung và hơn hết là để người bệnh không phải mua những dược liệu bảo quản hóa chất trôi nổi trên thị trường, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Làm nghề thuốc nam, ông Hưng đặc biệt quan tâm đến nguồn dược liệu, nhất là trước tình trạng khai thác tận diệt để bán cho thương lái Trung Quốc, vì vậy trên toàn bộ diện tích 7 sào ông giành trọn để trồng dược liệu. Tính đến nay, trong vườn cây dược liệu gia đình ông có trên 300 vị thuốc (Trong ảnh là cây huyết đằng trên 30 năm, là vị thuốc chuyên trị các bệnh về xương khớp)
Trên mỗi khoảnh đất, ông Hưng áp dụng cách trồng hỗn giao, theo tầng lớp. Trong ảnh là cây Trinh nữ hoàng cung, một trong những vị thuốc hiện đã được nghiên cứu đưa vào ứng dụng trong điều trị ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Cây Xạ đen (theo cách gọi của người Thổ ở Quỳ Hợp gọi là cây cỏ máu) cũng là một trong những vị thuốc hiện được nghiên cứu ứng dụng trong điều trị ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Cẩu tích, vị thuốc bổ thận, trị đau nhức xương khớp, thoái hóa đốt sống.
Cây Sa kê có tác dụng điều trị viêm gan.
Củ bình vôi, một trong những vị thuốc dùng điều trị bệnh dạ dày, hen suyễn, ho kinh niên, mạn tính.
Cây tang ký sinh (dân gian gọi là cưỡi bá cành dâu) vốn cực hiếm trong tự nhiên, là vị thuốc dùng cho phụ nữ sau khi sinh để tăng tiết sữa, bổ gân cốt.
Cây Hoàng đằng dùng chữa trị đại tràng co thắt.
Cây Thìa canh, dùng chữa trị gan nhiễm mỡ. Ông Phạm Quang Hưng cho biết, để có được vườn dược liệu với 300 vị thuốc như hiện nay, ngoài việc sưu tầm ở các vùng núi cao trong tỉnh, ông phải vào tận Đắc Lắc, ra Nam Định, Hòa Bình... để săn tìm cây đưa về nhân giống. Trong thời gian tới ông sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng vừa để đảm bảo nguồn cung và hơn hết là để người bệnh không phải mua những dược liệu bảo quản hóa chất trôi nổi trên thị trường, ảnh hưởng đến sức khỏe.