Không phải ngẫu nhiên người xưa nói "Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến". Thương cảng Phố Hiến sầm uất "trên bến dưới thuyền" là cửa ngõ thông thương của Kinh thành Thăng Long, một thời sầm uất, tàu buôn nước ngoài ra vào tấp nập. Ảnh: blogspot.Trải qua bao biến đổi của thời gian và thăng trầm lịch sử, thị trấn nhỏ yên tĩnh thuộc tỉnh Hưng Yên vẫn luôn hấp dẫn du khách bởi nhiều quần thể kiến trúc cổ kính như Chùa Chuông, Văn Miếu Xích Đằng, Đền mẫu. Không chỉ có di tích lịch sử mà điều khiến du khách mê say nơi đây là những đặc sản từ dân dã đến công phu đã từng là sản vật tiến vua. Ảnh: blogspot.Gà Đông Tảo: Đây là đặc sản tiến vua xưa kia bởi giống gà này rất quý chỉ có ở huyện Khoái Châu, Hưng Yên mới có. Giống gà này rất khó nuôi, đòi hỏi phải kỳ công chăm sóc và gà càng già càng quý, thịt ăn thường có mùi vị thơm ngon đặc trưng không lẫn với bất kỳ loại gà nào. Ảnh: traigadongtaoGà Đông Tảo có thể được nấu thành nhiều món, nhưng độc đáo nhất là món “vảy rồng hầm thuốc bắc” làm từ đôi chân to quá khổ của chúng. Ảnh: traigadongtaoĐặc sản nhãn lồng là sản vật đã đi vào ca dao: “Dù ai buôn Bắc bán Đông/ Đố ai quên được nhãn lồng Hưng Yên”. Nhãn trổ hoa đúng vào mùa xuân, những ngày mưa phùn và lạnh, khi có nắng ấm hương thơm nhãn lồng thơm mát làm ngây ngất lòng người. Ảnh: laodong.Mùa tháng 7, tháng 8 đang là mùa nhãn lồng Hưng Yên chín rộ. Nhãn lồng Hưng Yên đặc biệt ngon, quả to, tròn, da láng, cùi nhãn giòn, trong như hổ phách, nước ngọt lịm, mát và thơm đến lạ. Bóc lớp vỏ mỏng láng, màu vàng nâu nhạt, để lộ lớp cùi nhãn dày trắng ngà hấp dẫn với hương thơm nhè nhàng. Bóc lớp cùi ấy ra, bỏ vào miệng “ thì tận trong răng lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho” (Lê Quý Đôn). Ảnh: laodong.Chè sen long nhãn là sự kết hợp tinh túy giữa hương vị trời và đất, vị ngọt thơm của long nhãn quyện lẫn vị bùi của hạt sen, tạo thành hương vị riêng biệt. Ảnh: doisongphapluat.Món chè ngon này không phải mùa nào cũng được thưởng thức, mà phải chờ đến tháng 7 âm lịch, khi những vườn nhãn đã sai trĩu quả, khi những bông sen đã nặng hạt, thì lúc ấy mới có bát chè sen long nhãn ngon. Ảnh: longnhanhungyenkimyen.Ngoài các món đặc sản cao quý tiến vua thì nơi đây không thiếu những món dân dã cũng đã nổi tiếng lâu đời. Từ bao đời nay, bánh dày làng Gàu đã được xếp ngang với tương Bần. Bánh được làm từ gạo nếp cái hoa vàng, gạo vo kỹ, ngâm với nước sạch và đồ chín. Nhân bánh là đỗ xanh đãi sạch vỏ, thổi chín, giã nhuyễn, nắm thành từng nắm nhỏ. Nếu làm bánh mặn thì dùng nhân thịt nạc, làm bánh ngọt, trộn đỗ xanh với đường cát. Ảnh: Phapluatvadoisong.Bao đời nay tương Bần Hưng Yên là thứ sản vật ngon dùng để tiến vua. Ngày nay, tương Bần vẫn nổi tiếng khắp nơi và trở thành một loại nước chấm đặc sản khiến nhiều người “mê mẩn”. Chỉ cần gạo nếp cái hoa vàng, đỗ tương và muối là đã có thể làm tương. Ba công đoạn chính là lên mốc xôi nếp, ngả đỗ và phơi tương (ủ tương). Tương Bần Hưng Yên có hương vị khó diễn giải. Cái vị ấy ẩn dưới độ sánh rất đậm đà, chìm trong vị ngọt ngon đặc trưng. Ảnh: gaolut.
Không phải ngẫu nhiên người xưa nói "Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến". Thương cảng Phố Hiến sầm uất "trên bến dưới thuyền" là cửa ngõ thông thương của Kinh thành Thăng Long, một thời sầm uất, tàu buôn nước ngoài ra vào tấp nập. Ảnh: blogspot.
Trải qua bao biến đổi của thời gian và thăng trầm lịch sử, thị trấn nhỏ yên tĩnh thuộc tỉnh Hưng Yên vẫn luôn hấp dẫn du khách bởi nhiều quần thể kiến trúc cổ kính như Chùa Chuông, Văn Miếu Xích Đằng, Đền mẫu. Không chỉ có di tích lịch sử mà điều khiến du khách mê say nơi đây là những đặc sản từ dân dã đến công phu đã từng là sản vật tiến vua. Ảnh: blogspot.
Gà Đông Tảo: Đây là đặc sản tiến vua xưa kia bởi giống gà này rất quý chỉ có ở huyện Khoái Châu, Hưng Yên mới có. Giống gà này rất khó nuôi, đòi hỏi phải kỳ công chăm sóc và gà càng già càng quý, thịt ăn thường có mùi vị thơm ngon đặc trưng không lẫn với bất kỳ loại gà nào. Ảnh: traigadongtao
Gà Đông Tảo có thể được nấu thành nhiều món, nhưng độc đáo nhất là món “vảy rồng hầm thuốc bắc” làm từ đôi chân to quá khổ của chúng. Ảnh: traigadongtao
Đặc sản nhãn lồng là sản vật đã đi vào ca dao: “Dù ai buôn Bắc bán Đông/ Đố ai quên được nhãn lồng Hưng Yên”. Nhãn trổ hoa đúng vào mùa xuân, những ngày mưa phùn và lạnh, khi có nắng ấm hương thơm nhãn lồng thơm mát làm ngây ngất lòng người. Ảnh: laodong.
Mùa tháng 7, tháng 8 đang là mùa nhãn lồng Hưng Yên chín rộ. Nhãn lồng Hưng Yên đặc biệt ngon, quả to, tròn, da láng, cùi nhãn giòn, trong như hổ phách, nước ngọt lịm, mát và thơm đến lạ. Bóc lớp vỏ mỏng láng, màu vàng nâu nhạt, để lộ lớp cùi nhãn dày trắng ngà hấp dẫn với hương thơm nhè nhàng. Bóc lớp cùi ấy ra, bỏ vào miệng “ thì tận trong răng lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho” (Lê Quý Đôn). Ảnh: laodong.
Chè sen long nhãn là sự kết hợp tinh túy giữa hương vị trời và đất, vị ngọt thơm của long nhãn quyện lẫn vị bùi của hạt sen, tạo thành hương vị riêng biệt. Ảnh: doisongphapluat.
Món chè ngon này không phải mùa nào cũng được thưởng thức, mà phải chờ đến tháng 7 âm lịch, khi những vườn nhãn đã sai trĩu quả, khi những bông sen đã nặng hạt, thì lúc ấy mới có bát chè sen long nhãn ngon. Ảnh: longnhanhungyenkimyen.
Ngoài các món đặc sản cao quý tiến vua thì nơi đây không thiếu những món dân dã cũng đã nổi tiếng lâu đời. Từ bao đời nay, bánh dày làng Gàu đã được xếp ngang với tương Bần. Bánh được làm từ gạo nếp cái hoa vàng, gạo vo kỹ, ngâm với nước sạch và đồ chín. Nhân bánh là đỗ xanh đãi sạch vỏ, thổi chín, giã nhuyễn, nắm thành từng nắm nhỏ. Nếu làm bánh mặn thì dùng nhân thịt nạc, làm bánh ngọt, trộn đỗ xanh với đường cát. Ảnh: Phapluatvadoisong.
Bao đời nay tương Bần Hưng Yên là thứ sản vật ngon dùng để tiến vua. Ngày nay, tương Bần vẫn nổi tiếng khắp nơi và trở thành một loại nước chấm đặc sản khiến nhiều người “mê mẩn”. Chỉ cần gạo nếp cái hoa vàng, đỗ tương và muối là đã có thể làm tương. Ba công đoạn chính là lên mốc xôi nếp, ngả đỗ và phơi tương (ủ tương). Tương Bần Hưng Yên có hương vị khó diễn giải. Cái vị ấy ẩn dưới độ sánh rất đậm đà, chìm trong vị ngọt ngon đặc trưng. Ảnh: gaolut.