Sáng 23/3, đoàn công tác báo Tiền Phong do đồng chí Vũ Tiến - Phó Tổng biên tập, dẫn đầu, đã đến thăm và làm việc với Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh, thuộc Hạt kiểm lâm Vuờn quốc gia Côn Đảo, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Đồng chí Vũ Tiến - Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong, tặng quà lưu niệm cho anh Trần Mạnh Hùng - Trạm trưởng trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh và các nhân viên của trạm kiểm lâm.Hòn Bảy Cạnh là đảo lớn thứ 2 trong số 16 đảo của Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu với diện tích 693 ha, nằm ở phía đông đảo chính Côn Sơn. Hòn Bảy Cạnh gồm hai phần đảo nối liền với nhau bằng doi cát ở giữa gọi là Bãi Cát Lớn. Nơi đây là bãi đẻ lớn nhất và có số lượng rùa mẹ lên đẻ trứng nhiều nhất Việt Nam. Trên Hòn Bảy Cạnh còn có rừng ngập mặn nguyên sinh.Hòn Bảy Cạnh là bãi đẻ lớn nhất và có số lượng rùa mẹ lên đẻ trứng nhiều nhất Việt Nam nhưng trong những năm gần đây, rác thải, nhất là rác thải nhựa là một trong những vấn đề nan giải không chỉ của chính quyền huyện Côn Đảo, mà còn là sự lo lắng lớn cho việc đẻ trứng, sinh trưởng của rùa con. Do đó, đoàn công tác của báo Tiền Phong và các kiểm lâm viên của trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh cùng nhau dọn rác, làm sạch bãi biển.Anh Trần Mạnh Hùng - Trạm trưởng trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh, cho biết: "Công việc hằng ngày của chúng tôi không chỉ là đỡ đẻ cho rùa Côn Đảo, mà còn là cuộc chiến với các bãi rác". Hiện nay, trên Hòn Bảy Cạnh, tất cả các thể loại rác thải nhựa như giày dép, bàn chải đánh răng, chai nhựa, lưới đánh bắt,… đều có thể được tìm thấy ở đây. Rác từ đại dương, rác từ việc vứt xuống biển bừa bãi của ngư dân tạo thành những bãi rác tấp vào bờ. Việc này ảnh hưởng rất nhiều trong công tác vệ sinh môi trường, rác mắc kẹt vào trong các bãi đá rất khó để moi lên. Việc xử lý rác thải vẫn còn là một bài toán lớn vì chi phí vận chuyển rác thải về đất liền rất tốn kém.Hòn Bảy Cạnh (thuộc Vườn Quốc Gia Côn Đảo) là nơi có rùa lên bờ đẻ trứng nhiều nhất ở Việt Nam, việc này ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình phát triển của rùa con. Khi rác trôi dạt trên biển và lẫn vào các đám rong rêu và bãi san hô, rùa mẹ và rùa con sẽ tưởng những túi nilông là thức ăn, ăn vào và không thể tiêu hóa được.Anh Phạm Trung Kiên, nhân viên kiểm lâm của Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh giới thiệu với đoàn công tác Báo Tiền Phong về trạm ấp trứng rùa biển. Khi đưa về về tổ ấp, một nửa số trứng sẽ được cho vào hố có nhiều ánh sáng, nửa còn lại cho vào hố ấp được phủ tấm lưới chống nắng bên trên. Việc này chính là để cân bằng “giới tính” cho rùa con khi nở, bởi rùa biển có thể điều chỉnh được đực cái nhờ tác động của ánh sáng và nhiệt độ khi ấp. Khoảng 45-60 ngày sau khi đưa về tổ ấp, trứng sẽ nở.Khi rùa con nở, sẽ chui ra khỏi vỏ trứng và chen nhau leo lên miệng tổ ấp. Nhân viên kiểm lâm sẽ cho rùa con vào giỏ, đưa xuống bờ cát khi con nước cao và mặt trời chưa gay gắt. Hàng trăm, hàng ngàn rùa con chập chững tự bò xuống biển trong quãng đường cỡ vài chục mét. Các cán bộ, phóng viên của Báo Tiền Phong và các kiểm lâm viên của trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh chụp hình lưu niệm.
Sáng 23/3, đoàn công tác báo Tiền Phong do đồng chí Vũ Tiến - Phó Tổng biên tập, dẫn đầu, đã đến thăm và làm việc với Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh, thuộc Hạt kiểm lâm Vuờn quốc gia Côn Đảo, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Đồng chí Vũ Tiến - Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong, tặng quà lưu niệm cho anh Trần Mạnh Hùng - Trạm trưởng trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh và các nhân viên của trạm kiểm lâm.
Hòn Bảy Cạnh là đảo lớn thứ 2 trong số 16 đảo của Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu với diện tích 693 ha, nằm ở phía đông đảo chính Côn Sơn. Hòn Bảy Cạnh gồm hai phần đảo nối liền với nhau bằng doi cát ở giữa gọi là Bãi Cát Lớn. Nơi đây là bãi đẻ lớn nhất và có số lượng rùa mẹ lên đẻ trứng nhiều nhất Việt Nam.
Trên Hòn Bảy Cạnh còn có rừng ngập mặn nguyên sinh.
Hòn Bảy Cạnh là bãi đẻ lớn nhất và có số lượng rùa mẹ lên đẻ trứng nhiều nhất Việt Nam nhưng trong những năm gần đây, rác thải, nhất là rác thải nhựa là một trong những vấn đề nan giải không chỉ của chính quyền huyện Côn Đảo, mà còn là sự lo lắng lớn cho việc đẻ trứng, sinh trưởng của rùa con.
Do đó, đoàn công tác của báo Tiền Phong và các kiểm lâm viên của trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh cùng nhau dọn rác, làm sạch bãi biển.
Anh Trần Mạnh Hùng - Trạm trưởng trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh, cho biết: "Công việc hằng ngày của chúng tôi không chỉ là đỡ đẻ cho rùa Côn Đảo, mà còn là cuộc chiến với các bãi rác". Hiện nay, trên Hòn Bảy Cạnh, tất cả các thể loại rác thải nhựa như giày dép, bàn chải đánh răng, chai nhựa, lưới đánh bắt,… đều có thể được tìm thấy ở đây.
Rác từ đại dương, rác từ việc vứt xuống biển bừa bãi của ngư dân tạo thành những bãi rác tấp vào bờ. Việc này ảnh hưởng rất nhiều trong công tác vệ sinh môi trường, rác mắc kẹt vào trong các bãi đá rất khó để moi lên. Việc xử lý rác thải vẫn còn là một bài toán lớn vì chi phí vận chuyển rác thải về đất liền rất tốn kém.
Hòn Bảy Cạnh (thuộc Vườn Quốc Gia Côn Đảo) là nơi có rùa lên bờ đẻ trứng nhiều nhất ở Việt Nam, việc này ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình phát triển của rùa con. Khi rác trôi dạt trên biển và lẫn vào các đám rong rêu và bãi san hô, rùa mẹ và rùa con sẽ tưởng những túi nilông là thức ăn, ăn vào và không thể tiêu hóa được.
Anh Phạm Trung Kiên, nhân viên kiểm lâm của Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh giới thiệu với đoàn công tác Báo Tiền Phong về trạm ấp trứng rùa biển. Khi đưa về về tổ ấp, một nửa số trứng sẽ được cho vào hố có nhiều ánh sáng, nửa còn lại cho vào hố ấp được phủ tấm lưới chống nắng bên trên. Việc này chính là để cân bằng “giới tính” cho rùa con khi nở, bởi rùa biển có thể điều chỉnh được đực cái nhờ tác động của ánh sáng và nhiệt độ khi ấp. Khoảng 45-60 ngày sau khi đưa về tổ ấp, trứng sẽ nở.
Khi rùa con nở, sẽ chui ra khỏi vỏ trứng và chen nhau leo lên miệng tổ ấp. Nhân viên kiểm lâm sẽ cho rùa con vào giỏ, đưa xuống bờ cát khi con nước cao và mặt trời chưa gay gắt. Hàng trăm, hàng ngàn rùa con chập chững tự bò xuống biển trong quãng đường cỡ vài chục mét. Các cán bộ, phóng viên của Báo Tiền Phong và các kiểm lâm viên của trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh chụp hình lưu niệm.