Đeo kính áp tròng khi ngủ rất có hại do kính áp tròng được làm từ nhựa, nó sẽ ngăn cản dòng oxy tới giác mạc. Trong khi đó, giác mạc lại chủ yếu phụ thuộc vào nguồn oxy này. Việc thiếu oxy trong một thời gian dài có thể khiến sinh lý mắt thay đổi.Đeo kính áp tròng lâu làm tăng nguy cơ tiếp xúc của nhãn cầu với chất bẩn ở kính. Dù bạn có cẩn thận, chăm sóc cặp kính áp tròng đến đâu thì nó cũng vẫn chứa vi trùng. Khi bạn thay đổi sinh lý của tế bào bề mặt mắt, vi khuẩn trên kính sẽ dễ dàng tấn công giác mạc, khiến giác mạc bị viêm.Tình trạng viêm giác mạc khiến hàng triệu người Mỹ phải tới gặp bác sĩ hàng năm và nguyên nhân chủ yếu là sử dụng kính áp tròng không đúng cách, trong đó có cả việc đeo kính áp tròng đi ngủ.Khoảng 58.000 người phải phẫu thuật khẩn cấp vì bị viêm giác mạc hàng năm.Và theo một nghiên cứu ở Australia, những người đeo kính áp tròng khi ngủ có nguy cơ bị viêm giác mạc cao gấp 6,5 lần người thường.Đeo kính áp tròng khi ngủ có thể tạo cơ hội cho một loài ký sinh có tên acanthamoeba, thường được tìm thấy trong nhiều nguồn nước như nước ăn, hồ bơi... tiếp xúc với nhãn cầu.Hiểm họa của việc này là ký sinh trùng này có thể gây ra những đau đớn không thể nào tả nổi, buộc phải can thiệp bằng các biện pháp phẫu thuật...
Đeo kính áp tròng khi ngủ rất có hại do kính áp tròng được làm từ nhựa, nó sẽ ngăn cản dòng oxy tới giác mạc. Trong khi đó, giác mạc lại chủ yếu phụ thuộc vào nguồn oxy này. Việc thiếu oxy trong một thời gian dài có thể khiến sinh lý mắt thay đổi.
Đeo kính áp tròng lâu làm tăng nguy cơ tiếp xúc của nhãn cầu với chất bẩn ở kính. Dù bạn có cẩn thận, chăm sóc cặp kính áp tròng đến đâu thì nó cũng vẫn chứa vi trùng. Khi bạn thay đổi sinh lý của tế bào bề mặt mắt, vi khuẩn trên kính sẽ dễ dàng tấn công giác mạc, khiến giác mạc bị viêm.
Tình trạng viêm giác mạc khiến hàng triệu người Mỹ phải tới gặp bác sĩ hàng năm và nguyên nhân chủ yếu là sử dụng kính áp tròng không đúng cách, trong đó có cả việc đeo kính áp tròng đi ngủ.
Khoảng 58.000 người phải phẫu thuật khẩn cấp vì bị viêm giác mạc hàng năm.
Và theo một nghiên cứu ở Australia, những người đeo kính áp tròng khi ngủ có nguy cơ bị viêm giác mạc cao gấp 6,5 lần người thường.
Đeo kính áp tròng khi ngủ có thể tạo cơ hội cho một loài ký sinh có tên acanthamoeba, thường được tìm thấy trong nhiều nguồn nước như nước ăn, hồ bơi... tiếp xúc với nhãn cầu.
Hiểm họa của việc này là ký sinh trùng này có thể gây ra những đau đớn không thể nào tả nổi, buộc phải can thiệp bằng các biện pháp phẫu thuật...