Không đeo kính áp tròng khi ngủ. Đeo kính áp tròng khi ngủ gây sự bất tiện không thoải mái và có thể tạo ra những phản ứng kích thích của mắt, thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng. Theo khảo sát của tạp chí Journal of Optometry, đeo kính áp tròng khi ngủ là nguyên nhân chính gây viêm giác mạc vi khuẩn, một loại bệnh về nhiễm trùng mắt.Không đeo kính áp tròng quá lâu. Nhiều người thích mang kính áp tròng vì nó tiện nhưng họ không biết những tác hại do nó mang đến. Chẳng hạn, kính áp tròng sẽ nằm ngay trên giác mạc, khiến lượng ôxy dẫn đến các mạch máu không đủ. Một điều nữa là kính áp tròng sẽ tạo nên một lớp màng như vảy cá và theo thời gian sẽ dày lên nếu khôn được vệ sinh đều đặn và đúng cách. Điều này cũng khiến lượng ôxy cung cấp cho giác mạc không đủ. Hậu quả, giác mạc của bạn dễ bị mầm bệnh tấn công hơn.Không đeo kính áp tròng trong nước. Khi bạn đi bơi hoặc nằm trong bồn tắm, hay thậm chí tắm vòi sen, hãy tránh để kính áp tròng tiếp xúc với nước. Nước có thể là nguồn nuôi dưỡng ký sinh trùng và trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạnh mất thị lực.Không rửa kính áp tròng với nước. Nước làm cho các loại kính áp tròng mềm có thể thay đổi hình dạng, phình lên và dính vào mắt, theo Trung tâm kiểm soát phòng và dịch bệnh Mỹ (CDC). Điều này làm cho kính áp tròng có thể làm xước giác mạc, các vi khuẩn có thể đi vào mắt và gây ra các viêm nhiễm. Các chuyên gia y tế khuyến cáo bạn nên rửa kính với dung dịch dành riêng cho kính áp tròng, lau sạch và để khô hoàn toàn, và lộn ngược nó lại.Không đeo kính áp tròng hết hạn sử dụng. Hầu hết mọi người đều sử dụng kính áp tròng trong một thời gian dài mà không chú ý đến hạn sử dụng. Điều này có thể gây đến nguy hiểm nghiêm trọng vì kính cũ bị bao phủ bởi vi trùng và tích tụ các chất dư từ nước dung dịch rửa, dẫn đến việc đeo kính áp tròng không thoải mái và có nguy cơ nhiễm trùng cao.Vệ sinh mắt kính sau khi sử dụng. Mỗi lần sử dụng kính áp tròng, bạn cần phải rửa chúng với dung dịch rửa và để khô. Nếu không, một lớp chất bẩn sẽ bám chặt vào đáy của kính, và điều đó chính là nguy cơ làm cho mắt bạn bị viêm nhiễm.Rửa tay trước khi đeo kính. Có thể bạn đã làm cho vi khuẩn dính từ tay bạn vào kính, và nhiều người không rửa tay bằng xà phòng trước khi chạm vào mắt hay kính áp tròng. Khi bạn chạm vào kính áp tròng mà chưa rửa tay, kính áp tròng đã bị bẩn, và bạn nên lấy nó ra rửa và đặt vào lại.Không cho thêm dung dịch vệ sinh kính mới vào dung dịch cũ. Có thể bạn nghĩ rằng không có bất cứ mối nguy hại nào khi bạn thêm dung dịch vệ sinh mới vào dung dịch vệ sinh cũ của bạn, nhưng bạn đã sai. "Điều này sẽ làm cho dung dịch bị nhiễm khuẩn và giảm khả năng tẩy rửa", Elmer Tu, bác sĩ, phát ngôn viên của trung tâm mắt học viện Hoa Kỳ và là giáo sư của Trung tâm Mắt tại Đại học Illinois Chicago (Mỹ) cho hay.
Không đeo kính áp tròng khi ngủ. Đeo kính áp tròng khi ngủ gây sự bất tiện không thoải mái và có thể tạo ra những phản ứng kích thích của mắt, thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng. Theo khảo sát của tạp chí Journal of Optometry, đeo kính áp tròng khi ngủ là nguyên nhân chính gây viêm giác mạc vi khuẩn, một loại bệnh về nhiễm trùng mắt.
Không đeo kính áp tròng quá lâu. Nhiều người thích mang kính áp tròng vì nó tiện nhưng họ không biết những tác hại do nó mang đến. Chẳng hạn, kính áp tròng sẽ nằm ngay trên giác mạc, khiến lượng ôxy dẫn đến các mạch máu không đủ. Một điều nữa là kính áp tròng sẽ tạo nên một lớp màng như vảy cá và theo thời gian sẽ dày lên nếu khôn được vệ sinh đều đặn và đúng cách. Điều này cũng khiến lượng ôxy cung cấp cho giác mạc không đủ. Hậu quả, giác mạc của bạn dễ bị mầm bệnh tấn công hơn.
Không đeo kính áp tròng trong nước. Khi bạn đi bơi hoặc nằm trong bồn tắm, hay thậm chí tắm vòi sen, hãy tránh để kính áp tròng tiếp xúc với nước. Nước có thể là nguồn nuôi dưỡng ký sinh trùng và trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạnh mất thị lực.
Không rửa kính áp tròng với nước. Nước làm cho các loại kính áp tròng mềm có thể thay đổi hình dạng, phình lên và dính vào mắt, theo Trung tâm kiểm soát phòng và dịch bệnh Mỹ (CDC). Điều này làm cho kính áp tròng có thể làm xước giác mạc, các vi khuẩn có thể đi vào mắt và gây ra các viêm nhiễm. Các chuyên gia y tế khuyến cáo bạn nên rửa kính với dung dịch dành riêng cho kính áp tròng, lau sạch và để khô hoàn toàn, và lộn ngược nó lại.
Không đeo kính áp tròng hết hạn sử dụng. Hầu hết mọi người đều sử dụng kính áp tròng trong một thời gian dài mà không chú ý đến hạn sử dụng. Điều này có thể gây đến nguy hiểm nghiêm trọng vì kính cũ bị bao phủ bởi vi trùng và tích tụ các chất dư từ nước dung dịch rửa, dẫn đến việc đeo kính áp tròng không thoải mái và có nguy cơ nhiễm trùng cao.
Vệ sinh mắt kính sau khi sử dụng. Mỗi lần sử dụng kính áp tròng, bạn cần phải rửa chúng với dung dịch rửa và để khô. Nếu không, một lớp chất bẩn sẽ bám chặt vào đáy của kính, và điều đó chính là nguy cơ làm cho mắt bạn bị viêm nhiễm.
Rửa tay trước khi đeo kính. Có thể bạn đã làm cho vi khuẩn dính từ tay bạn vào kính, và nhiều người không rửa tay bằng xà phòng trước khi chạm vào mắt hay kính áp tròng. Khi bạn chạm vào kính áp tròng mà chưa rửa tay, kính áp tròng đã bị bẩn, và bạn nên lấy nó ra rửa và đặt vào lại.
Không cho thêm dung dịch vệ sinh kính mới vào dung dịch cũ. Có thể bạn nghĩ rằng không có bất cứ mối nguy hại nào khi bạn thêm dung dịch vệ sinh mới vào dung dịch vệ sinh cũ của bạn, nhưng bạn đã sai. "Điều này sẽ làm cho dung dịch bị nhiễm khuẩn và giảm khả năng tẩy rửa", Elmer Tu, bác sĩ, phát ngôn viên của trung tâm mắt học viện Hoa Kỳ và là giáo sư của Trung tâm Mắt tại Đại học Illinois Chicago (Mỹ) cho hay.