Dạ dày là nơi đầu tiên phải “hứng chịu” hậu quả khi ăn quá no. Mỗi ngày, bộ phận này phải tiết khoảng 8000 mg dịch tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn. Ăn no khiến cho dạ dày bị căng phồng, nhu động chậm lại, dịch tiêu hóa tiết không đủ khiến thức ăn không thể tiêu hóa hết.Nguy hiểm hơn, lượng thức ăn còn thừa có thể bị phân hủy thành độc tố và làm hỏng dạ dày, tá tràng, thành ruột, gây sưng phồng ruột, suy giảm chức năng ruột... Đồng thời, việc ăn quá no sẽ khiến cho hệ tiêu hóa phải làm việc “quá tải”, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh như khó tiêu, đau dạ dày, viêm loét dạ dày…Đe dọa sức khỏe tim mạch. Theo các nghiên cứu khoa học, giữa việc ăn uống và quá trình phát sinh bệnh động mạch vành có mối liên hệ mật thiết. Khi chúng ta ăn quá no, cholesterol tích tụ ở thành động mạch sẽ khiến cho động mạch xơ cứng nhanh, ảnh hưởng xấu tới động mạch vành. Nếu sau khi ăn thấy đau tim co thắt thì càng phải chú ý.Bữa tối ăn quá no thì càng nguy hiểm hơn. Bởi khi đi ngủ, lưu thông trong máu sẽ chậm lại, quá no làm mỡ trong máu tăng lên, nó dễ tích lắng ở thành huyết quản ảnh hưởng đến tính đàn hồi của mạch máu, dẫn tới xơ cứng động mạch. Vì vậy, thực hiện ăn uống điều độ là tốt nhất.Nguy cơ mắc đủ loại bệnh. Việc ăn quá no sẽ làm tăng nguy cơ tích lũy mỡ, hàm lượng cholesterol trong máu và lượng triglycercide trong huyết dịch tăng cao, gây nên các chứng bệnh như tắc nghẽn, xơ cứng động mạch máu, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, tiểu đường…Gây loãng xương. Thường xuyên ăn no khiến hormone ở tuyến giáp trạng tăng cao, làm các phân tử can-xi suy giảm, nhẹ thì loãng xương, nặng thì xốp xương, thậm chí gây gãy xương.Thoái hóa não bộ. Những độc tố trong quá trình phân hủy thức ăn không được tiêu hóa có thể làm tổn thương đến hệ thần kinh trung ương, khiến tư duy chậm chạp hơn, cả IQ và EQ đều giảm sút.Không chỉ thế, việc ăn no thường xuyên còn khiến não bộ sản sinh ra một loại tế bào đặc biệt gây xơ cứng động mạch não. Nó làm cho não bộ thiếu oxy và các dưỡng chất cần thiết. Điều này khiến não của chúng ta phản ứng chậm, xử lý thông tin kém hơn, suy giảm trí nhớ và trí thông minh. Thậm chí còn có thể bị mắc Alzheimer khi về già.
Dạ dày là nơi đầu tiên phải “hứng chịu” hậu quả khi ăn quá no. Mỗi ngày, bộ phận này phải tiết khoảng 8000 mg dịch tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn. Ăn no khiến cho dạ dày bị căng phồng, nhu động chậm lại, dịch tiêu hóa tiết không đủ khiến thức ăn không thể tiêu hóa hết.
Nguy hiểm hơn, lượng thức ăn còn thừa có thể bị phân hủy thành độc tố và làm hỏng dạ dày, tá tràng, thành ruột, gây sưng phồng ruột, suy giảm chức năng ruột... Đồng thời, việc ăn quá no sẽ khiến cho hệ tiêu hóa phải làm việc “quá tải”, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh như khó tiêu, đau dạ dày, viêm loét dạ dày…
Đe dọa sức khỏe tim mạch. Theo các nghiên cứu khoa học, giữa việc ăn uống và quá trình phát sinh bệnh động mạch vành có mối liên hệ mật thiết. Khi chúng ta ăn quá no, cholesterol tích tụ ở thành động mạch sẽ khiến cho động mạch xơ cứng nhanh, ảnh hưởng xấu tới động mạch vành. Nếu sau khi ăn thấy đau tim co thắt thì càng phải chú ý.
Bữa tối ăn quá no thì càng nguy hiểm hơn. Bởi khi đi ngủ, lưu thông trong máu sẽ chậm lại, quá no làm mỡ trong máu tăng lên, nó dễ tích lắng ở thành huyết quản ảnh hưởng đến tính đàn hồi của mạch máu, dẫn tới xơ cứng động mạch. Vì vậy, thực hiện ăn uống điều độ là tốt nhất.
Nguy cơ mắc đủ loại bệnh. Việc ăn quá no sẽ làm tăng nguy cơ tích lũy mỡ, hàm lượng cholesterol trong máu và lượng triglycercide trong huyết dịch tăng cao, gây nên các chứng bệnh như tắc nghẽn, xơ cứng động mạch máu, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, tiểu đường…
Gây loãng xương. Thường xuyên ăn no khiến hormone ở tuyến giáp trạng tăng cao, làm các phân tử can-xi suy giảm, nhẹ thì loãng xương, nặng thì xốp xương, thậm chí gây gãy xương.
Thoái hóa não bộ. Những độc tố trong quá trình phân hủy thức ăn không được tiêu hóa có thể làm tổn thương đến hệ thần kinh trung ương, khiến tư duy chậm chạp hơn, cả IQ và EQ đều giảm sút.
Không chỉ thế, việc ăn no thường xuyên còn khiến não bộ sản sinh ra một loại tế bào đặc biệt gây xơ cứng động mạch não. Nó làm cho não bộ thiếu oxy và các dưỡng chất cần thiết. Điều này khiến não của chúng ta phản ứng chậm, xử lý thông tin kém hơn, suy giảm trí nhớ và trí thông minh. Thậm chí còn có thể bị mắc Alzheimer khi về già.