Ngồi bắt chéo chân tạm thời làm tăng huyết áp. Một nghiên cứu quy mô nhỏ được thực hiện cho thấy thói quen bắt chéo chân có khả năng làm huyết áp của bạn tăng tạm thời. Cụ thể, tư thế ngồi này có thể làm tăng 7% huyết áp tâm thu và 2% huyết áp tâm trương.Dù chưa có bằng chứng chỉ ra ngồi bắt chéo chân gây ra những tác hại lâu dài song những bệnh nhân cao huyết áp được khuyến cáo không nên ngồi bắt chéo chân quá lâu nhằm tránh gây ra hiện tượng tụ máu và những cục máu đông. Ngồi bắt chéo chân gây đau lưng và đau cổ. Theo chuyên gia vật lý trị liệu Vivian Eisenstadt, ngồi bắt chéo chân trong thời gian dài có liên quan đến tình trạng đau lưng, cổ. Bà tin rằng ngồi bắt chéo chân khiến khung chậu không được giữ ở thế cân bằng. Điều này gây áp lực lên cột sống, về lâu dài có thể dẫn đến đau lưng, thậm chí là đau cổ.Ngồi bắt chéo chân gây suy giãn tĩnh mạch chân. Suy giãn tĩnh mạch chân (varicose vein) là thuật ngữ chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim từ phần chi dưới. Suy giãn tĩnh mạch chân phổ biến tới mức gần nửa dân số Mỹ đang đối diện với tình trạng này (khoảng 55% phụ nữ và 45% nam giới).Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, di truyền, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và thời gian đứng lâu là nguyên nhân chính của chứng bệnh.Dù vậy, một lượng lớn chuyên gia sức khỏe tin rằng ngồi bắt chéo có mối liên hệ với suy giãn tĩnh mạch. Về vấn đề này, bác sĩ khoa tim mạch Hooman Madyoon tại Cedars Sinai Medical Center giải thích: “Ngồi bắt chéo chân làm tăng áp lực lên tĩnh mạch đưa máu trở về tim. Trong khi chân còn lại làm cản trở lưu lượng máu gây suy yếu các tĩnh mạch ở chân”.Tư thế ngồi bắt chéo chân cũng ảnh hưởng không tốt lên cấu trúc xương của cơ thể. Nguyên nhân bởi khi ngồi tư thế này, chúng ta có xu hướng ngả người về phía trước và khum vai lại, làm lệch đi cấu trúc xương vốn có. Để khắc phục, bạn nên điều chỉnh ngồi thẳng lưng và giữ vai ngay ngắn.Chuyên gia sức khỏe cũng khuyên ngồi bắt chéo chân tốt nhất không vượt quá 10 phút, hai chân kỵ bắt chéo nhau quá khít. Nếu cảm thấy bên trong đùi có mồ hôi túa ra, tốt nhất nên đi đến chỗ thông khí và thông gió đi lại một lúc để giúp tản hết nhiệt tập trung ở chân.
Ngồi bắt chéo chân tạm thời làm tăng huyết áp. Một nghiên cứu quy mô nhỏ được thực hiện cho thấy thói quen bắt chéo chân có khả năng làm huyết áp của bạn tăng tạm thời. Cụ thể, tư thế ngồi này có thể làm tăng 7% huyết áp tâm thu và 2% huyết áp tâm trương.
Dù chưa có bằng chứng chỉ ra ngồi bắt chéo chân gây ra những tác hại lâu dài song những bệnh nhân cao huyết áp được khuyến cáo không nên ngồi bắt chéo chân quá lâu nhằm tránh gây ra hiện tượng tụ máu và những cục máu đông.
Ngồi bắt chéo chân gây đau lưng và đau cổ. Theo chuyên gia vật lý trị liệu Vivian Eisenstadt, ngồi bắt chéo chân trong thời gian dài có liên quan đến tình trạng đau lưng, cổ. Bà tin rằng ngồi bắt chéo chân khiến khung chậu không được giữ ở thế cân bằng. Điều này gây áp lực lên cột sống, về lâu dài có thể dẫn đến đau lưng, thậm chí là đau cổ.
Ngồi bắt chéo chân gây suy giãn tĩnh mạch chân. Suy giãn tĩnh mạch chân (varicose vein) là thuật ngữ chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim từ phần chi dưới. Suy giãn tĩnh mạch chân phổ biến tới mức gần nửa dân số Mỹ đang đối diện với tình trạng này (khoảng 55% phụ nữ và 45% nam giới).
Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, di truyền, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và thời gian đứng lâu là nguyên nhân chính của chứng bệnh.
Dù vậy, một lượng lớn chuyên gia sức khỏe tin rằng ngồi bắt chéo có mối liên hệ với suy giãn tĩnh mạch. Về vấn đề này, bác sĩ khoa tim mạch Hooman Madyoon tại Cedars Sinai Medical Center giải thích: “Ngồi bắt chéo chân làm tăng áp lực lên tĩnh mạch đưa máu trở về tim. Trong khi chân còn lại làm cản trở lưu lượng máu gây suy yếu các tĩnh mạch ở chân”.
Tư thế ngồi bắt chéo chân cũng ảnh hưởng không tốt lên cấu trúc xương của cơ thể. Nguyên nhân bởi khi ngồi tư thế này, chúng ta có xu hướng ngả người về phía trước và khum vai lại, làm lệch đi cấu trúc xương vốn có. Để khắc phục, bạn nên điều chỉnh ngồi thẳng lưng và giữ vai ngay ngắn.
Chuyên gia sức khỏe cũng khuyên ngồi bắt chéo chân tốt nhất không vượt quá 10 phút, hai chân kỵ bắt chéo nhau quá khít. Nếu cảm thấy bên trong đùi có mồ hôi túa ra, tốt nhất nên đi đến chỗ thông khí và thông gió đi lại một lúc để giúp tản hết nhiệt tập trung ở chân.