Sữa chua được làm từ sữa bò lên men với các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột (lactobacillus bulgaricus và streptococus thermophilus). Sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các chất protein (với nhiều axit amin cần thiết, nhất là lysin), glucid, lipid, các muối khoáng (nhất là canxi) và vitamin. Ngoài giá trị dinh dưỡng, sữa chua còn có giá trị chữa bệnh tốt, nhất là các bệnh về đường ruột. (Ảnh minh họa) Tác dụng của sữa chua từ lâu được chứng minh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn mắc sai lầm dưới đây khi sử dụng loại thực phẩm này, cụ thể:Dùng sữa chua sau bữa ăn để tăng cường tiêu hóa. Khi bị đầy bụng sau ăn, nhiều người sẽ tận dụng sữa chua để thúc đẩy cải thiện tiêu hóa, tăng cường hấp thụ dinh dưỡng. Thực tế, cách làm này không hề có lợi.Khi ăn no, dạ dày sẽ chứa lượng lớn thực phẩm. Dùng thêm sữa chua đồng nghĩa với việc bạn tiếp thêm đồ ăn, cảm giác khó chịu sẽ trở nên rõ ràng hơn. Để sữa chua phát huy tối đa lợi ích sức khỏe, bạn nên dùng sau bữa ăn từ 1-2 giờ.Ăn sữa chua khi đói. Nguyên nhân bởi lợi khuẩn trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ pH lớn hơn hoặc bằng 4,5. Khi đói, độ pH trong dạ dày chỉ bằng 2, nếu ăn sữa chua lúc này thì các vi khuẩn có lợi trong sữa chua bị tiêu diệt.Sữa chua càng đặc càng tốt. Nhiều người ưu tiên chọn loại sữa chua đặc quánh vì tin rằng chúng chứa nhiều dinh dưỡng. Thực tế, độ nhớt của sữa chua ít liên quan đến hàm lượng dinh dưỡng, nó phụ thuộc lượng chất làm đặc được thêm vào trong quá trình sản xuất. Thay vì đánh giá chúng qua độ đặc loãng, bạn nên tìm hiểu danh sách thành phần để tìm hiểu về loại và lượng men trong đó.Sữa chua có thể cải thiện các bệnh tiêu hóa. Sữa chua rất có hiệu quả trong việc lập lại cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột. Tuy nhiên, không phải tình trạng nào cũng có thể cải thiện khi dùng sữa chua.Sữa chua chỉ có lợi khi cơ thể khỏe mạnh, dễ dàng hấp thu các chất trong chúng. Nhiều trường hợp rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đầy hơi đôi khi dùng sữa chua còn chuyển biến phức tạp hơn. Thay vì xem sữa chua như “cứu cánh”, bạn nên đi khám để được điều trị tận gốc.Sữa chua phù hợp với tất cả mọi người. Sữa chua dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng, chứa nhiều lợi khuẩn đường ruột song không phải ai dùng cũng tốt. Chuyên gia khuyến nghị trẻ em dưới một tuổi không nên dùng sữa chua. Người hay bị đau bụng đi ngoài, người mắc bệnh đường ruột cần phải thận trọng khi dùng chúng.Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường, xơ vữa động mạch, viêm túi mật, viêm tuỵ tốt nhất nên tránh loại sữa chua có đường và hàm lượng chất béo cao nếu không bệnh sẽ ngày càng trầm trọng.Sữa chua càng ăn nhiều càng tốt. Sữa chua tốt nhưng cần kiểm soát lượng ăn vào. Không riêng sữa chua, bất kỳ loại thực phẩm nào cũng cần bổ sung khoa học. Mỗi ngày, bạn chỉ cần ăn một cốc sữa chua là đủ. Chú ý bảo quản sữa chua trong tủ lạnh sau khi mua về, tốt nhất sử dụng sữa chua trong vòng 1 tuần sau khi mua. Mời độc giả xem thêm video: Lợi ích sức khỏe của quả hồng giòn (hồng ngâm). (Nguồn video: Hanoitv)
Sữa chua được làm từ sữa bò lên men với các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột (lactobacillus bulgaricus và streptococus thermophilus). Sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các chất protein (với nhiều axit amin cần thiết, nhất là lysin), glucid, lipid, các muối khoáng (nhất là canxi) và vitamin. Ngoài giá trị dinh dưỡng, sữa chua còn có giá trị chữa bệnh tốt, nhất là các bệnh về đường ruột. (Ảnh minh họa)
Tác dụng của sữa chua từ lâu được chứng minh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn mắc sai lầm dưới đây khi sử dụng loại thực phẩm này, cụ thể:
Dùng sữa chua sau bữa ăn để tăng cường tiêu hóa. Khi bị đầy bụng sau ăn, nhiều người sẽ tận dụng sữa chua để thúc đẩy cải thiện tiêu hóa, tăng cường hấp thụ dinh dưỡng. Thực tế, cách làm này không hề có lợi.
Khi ăn no, dạ dày sẽ chứa lượng lớn thực phẩm. Dùng thêm sữa chua đồng nghĩa với việc bạn tiếp thêm đồ ăn, cảm giác khó chịu sẽ trở nên rõ ràng hơn. Để sữa chua phát huy tối đa lợi ích sức khỏe, bạn nên dùng sau bữa ăn từ 1-2 giờ.
Ăn sữa chua khi đói. Nguyên nhân bởi lợi khuẩn trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ pH lớn hơn hoặc bằng 4,5. Khi đói, độ pH trong dạ dày chỉ bằng 2, nếu ăn sữa chua lúc này thì các vi khuẩn có lợi trong sữa chua bị tiêu diệt.
Sữa chua càng đặc càng tốt. Nhiều người ưu tiên chọn loại sữa chua đặc quánh vì tin rằng chúng chứa nhiều dinh dưỡng. Thực tế, độ nhớt của sữa chua ít liên quan đến hàm lượng dinh dưỡng, nó phụ thuộc lượng chất làm đặc được thêm vào trong quá trình sản xuất. Thay vì đánh giá chúng qua độ đặc loãng, bạn nên tìm hiểu danh sách thành phần để tìm hiểu về loại và lượng men trong đó.
Sữa chua có thể cải thiện các bệnh tiêu hóa. Sữa chua rất có hiệu quả trong việc lập lại cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột. Tuy nhiên, không phải tình trạng nào cũng có thể cải thiện khi dùng sữa chua.
Sữa chua chỉ có lợi khi cơ thể khỏe mạnh, dễ dàng hấp thu các chất trong chúng. Nhiều trường hợp rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đầy hơi đôi khi dùng sữa chua còn chuyển biến phức tạp hơn. Thay vì xem sữa chua như “cứu cánh”, bạn nên đi khám để được điều trị tận gốc.
Sữa chua phù hợp với tất cả mọi người. Sữa chua dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng, chứa nhiều lợi khuẩn đường ruột song không phải ai dùng cũng tốt. Chuyên gia khuyến nghị trẻ em dưới một tuổi không nên dùng sữa chua. Người hay bị đau bụng đi ngoài, người mắc bệnh đường ruột cần phải thận trọng khi dùng chúng.
Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường, xơ vữa động mạch, viêm túi mật, viêm tuỵ tốt nhất nên tránh loại sữa chua có đường và hàm lượng chất béo cao nếu không bệnh sẽ ngày càng trầm trọng.
Sữa chua càng ăn nhiều càng tốt. Sữa chua tốt nhưng cần kiểm soát lượng ăn vào. Không riêng sữa chua, bất kỳ loại thực phẩm nào cũng cần bổ sung khoa học. Mỗi ngày, bạn chỉ cần ăn một cốc sữa chua là đủ. Chú ý bảo quản sữa chua trong tủ lạnh sau khi mua về, tốt nhất sử dụng sữa chua trong vòng 1 tuần sau khi mua.
Mời độc giả xem thêm video: Lợi ích sức khỏe của quả hồng giòn (hồng ngâm). (Nguồn video: Hanoitv)