Trước khi đến bệnh viện, cô bé này đã phải đối mặt với triệu chứng đau đớn, ngứa tai trái khoảng 1 tuần. Triệu chứng ngày càng nặng hơn, buộc bố mẹ cô bé phải đưa con đến bệnh viện ở Indore ngày 8/10.Tiến sĩ Raj Kumar Mundra, Trưởng khoa tai mũi họng của bệnh viện đã kiểm tra kỹ lưỡng cho cô bé và rất sốc khi phát hiện 1 con côn trùng có tên gọi là Chi Chrysomya đã đẻ khoảng 80 ấu trùng giòi trong tai cô bé."Tôi đã rất sốc khi thấy nhiều ấu trùng làm tổ trong tai cô bé. Loài côn trùng này thường bị thu hút tại những nơi có mùi hôi và mất vệ sinh, trong khi đó, tai và mũi lại là những nơi chúng dễ xâm nhập và đẻ trứng nhất", Tiến sĩ Raj Kumar Mundra cho biết.Ông này cũng cho biết, các bác sĩ tại đây đã từng gặp phải các trường hợp tương tự, nhưng nhiều nhất chỉ có từ 2-3 ấu trùng, đây là lần đầu tiên họ nhìn thấy một số lượng ấu trùng lớn đến như vậy. Để gắp hết 80 ấu trùng giòi ra khỏi tai cô bé, các bác sĩ đã phải tập trung cho ca phẫu thuật dài tới 3 tiếng.Tiến sĩ Mundra nói thêm: "Những con giòi có thể phá hủy xương tai nếu chúng di chuyển nhiều. Vì vậy, việc trước tiên các bác sĩ phải tiến hành giết chết chúng để đảm bảo chúng không di chuyển quá nhiều trong quá trình gắp ra". Các bác sĩ cho rằng, những con giòi đã sống trong tai cô bé ít nhất 1 tuần cho tới khi bị phát hiện.Các bác sỹ sẽ thực hiện chụp MRI để bảo đảm không có ấu trùng không xâm nhập vào não cô bé. Nếu cô bé tới viện chậm hơn 1 tuần, có thể cô sẽ chết. Bởi, phần giữa não và tai chỉ là một màng xương mỏng, nên những con giòi có thể dễ dàng xâm nhập và ăn phần não bên trong.
Trước khi đến bệnh viện, cô bé này đã phải đối mặt với triệu chứng đau đớn, ngứa tai trái khoảng 1 tuần. Triệu chứng ngày càng nặng hơn, buộc bố mẹ cô bé phải đưa con đến bệnh viện ở Indore ngày 8/10.
Tiến sĩ Raj Kumar Mundra, Trưởng khoa tai mũi họng của bệnh viện đã kiểm tra kỹ lưỡng cho cô bé và rất sốc khi phát hiện 1 con côn trùng có tên gọi là Chi Chrysomya đã đẻ khoảng 80 ấu trùng giòi trong tai cô bé.
"Tôi đã rất sốc khi thấy nhiều ấu trùng làm tổ trong tai cô bé. Loài côn trùng này thường bị thu hút tại những nơi có mùi hôi và mất vệ sinh, trong khi đó, tai và mũi lại là những nơi chúng dễ xâm nhập và đẻ trứng nhất", Tiến sĩ Raj Kumar Mundra cho biết.
Ông này cũng cho biết, các bác sĩ tại đây đã từng gặp phải các trường hợp tương tự, nhưng nhiều nhất chỉ có từ 2-3 ấu trùng, đây là lần đầu tiên họ nhìn thấy một số lượng ấu trùng lớn đến như vậy. Để gắp hết 80 ấu trùng giòi ra khỏi tai cô bé, các bác sĩ đã phải tập trung cho ca phẫu thuật dài tới 3 tiếng.
Tiến sĩ Mundra nói thêm: "Những con giòi có thể phá hủy xương tai nếu chúng di chuyển nhiều. Vì vậy, việc trước tiên các bác sĩ phải tiến hành giết chết chúng để đảm bảo chúng không di chuyển quá nhiều trong quá trình gắp ra". Các bác sĩ cho rằng, những con giòi đã sống trong tai cô bé ít nhất 1 tuần cho tới khi bị phát hiện.
Các bác sỹ sẽ thực hiện chụp MRI để bảo đảm không có ấu trùng không xâm nhập vào não cô bé. Nếu cô bé tới viện chậm hơn 1 tuần, có thể cô sẽ chết. Bởi, phần giữa não và tai chỉ là một màng xương mỏng, nên những con giòi có thể dễ dàng xâm nhập và ăn phần não bên trong.